Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tại sao ngủ hay mơ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Hầu như bất kỳ ai đều đã từng trải qua những giấc ngủ mơ. Tuy nhiên, ngủ mơ thường xuyên có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe bạn. Vậy tại sao ngủ hay mơ? Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao ngủ hay mơ là câu hỏi của nhiều người. Hầu như tất cả chúng ta đều trải qua những giấc mơ. Tuy đây được coi là một hiện tượng khá bình thường nhưng bạn có biết rằng những giấc mơ thường xuyên có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân tại sao ngủ hay mơ và cách cải thiện tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

Ngủ mơ là gì?

Ngủ mơ hay còn gọi là giấc ngủ REM là một trong hai trạng thái cơ bản của giấc ngủ. Ngoài ra, ngủ mơ cũng là một giai đoạn của giấc ngủ sâu với hoạt động điện não mạnh mẽ ở vùng não trước và não giữa.

Trong giấc ngủ REM, hoạt động điện của não tăng lên gần bằng mức khi nó thức, do đó tạo ra những giấc mơ sống động. Ngoài ra, ở giai đoạn này, cơ thể cũng mất trương lực cơ (tức là không cử động cơ) ngoại trừ cơ mắt và cơ hoành.

Giấc mơ xảy ra theo chu kỳ nhiều lần trong khi ngủ theo sự xuất hiện của giấc ngủ REM, nhưng nó chỉ là phần nhỏ nhất của chu kỳ giấc ngủ (chỉ chiếm khoảng 25% tổng thời gian ngủ ở người lớn).

Ngủ mơ là một trạng thái cơ bản của giấc ngủ

Ngủ mơ là một trạng thái cơ bản của giấc ngủ

Những giấc mơ khi ngủ có vai trò gì?

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng vai trò của giấc mơ đối với giấc ngủ. Tuy nhiên, căn cứ trên niềm tin và lý thuyết, mà người ra đưa ra những vai trò của giấc mơ như sau:

Giấc mơ như một nhà trị liệu

Trông giấc ngủ, não hoạt động nhiều hơn về mặt cảm xúc so với khi thức. Vì vậy, nằm mơ khi ngủ là cách giúp bạn đối mặt với những cảm xúc và suy nghĩ thực mà chúng ta cố che giấu khi thức.

Giấc mơ như huấn luyện chiến đấu

Hạch hạnh nhân là phần hoạt động nhiều nhất khi mở và ngủ. Vì vậy, đây có thể là một cách giúp chuẩn bị cho bộ não đối phó với các mối đe dọa trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, trong giấc ngủ, chúng ta vẫn có xu hướng chống trả nếu bị tấn công.

Trong khi đó, thân não gửi tín hiệu thần kinh vào giấc ngủ REM để giúp thư giãn cơ bắp. Vì vậy, chúng ta sẽ không cố gắng chạy trong khi ngủ.

Giấc mơ khi ngủ như “nàng thơ”

Nếu suy nghĩ, tư duy, logic hoặc khả năng sáng tạo bị hạn chế trong thời gian thức, thì giấc ngủ sẽ khác. Khi bạn ngủ, bộ não của bạn được tự do sáng tạo nên sẽ tạo ra những giấc mơ vui vẻ, đầy màu sắc.

Giấc mơ như một trợ lý trí nhớ

Giấc mơ giúp chúng ta lưu giữ những sự kiện đã xảy ra, những thông tin vừa đọc được và sắp xếp những cảm xúc của con người. Đồng thời giúp loại bỏ những lo lắng, phiền muộn ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập.

giấc mơ như một nhà trị liệu cho bạn trong giấc ngủ

Giấc mơ như một nhà trị liệu cho bạn trong giấc ngủ

Thường xuyên ngủ mơ có tác hại gì đối với sức khỏe?

Tình trạng ngủ mơ thường xuyên, kéo dài có thể dẫn đến một số tác hại sau:

  • Cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái sau khi thức dậy.
  • Giấc mơ kéo dài đến sáng, thức giấc vào nửa đêm và sau đó khó có thể tiếp tục ngủ lại.
  • Giấc mơ bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải khi thức dậy.
  • Khủng hoảng tâm lý, lo lắng.
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tại sao ngủ hay mơ?

“Tại sao ngủ hay mơ” là thắc mắc của nhiều người. Các nhà khoa học cho biết không có lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao chúng ta mơ. Một số nhà nghiên cứu nói rằng giấc mơ không có mục đích hay ý nghĩa gì cả. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác tin rằng giấc mơ đôi khi có thể giúp ổn định sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất của chúng ta.

Trong một nghiên cứu về giấc mơ, các nhà nghiên cứu đánh thức những người tham gia khi họ bước vào giấc ngủ REM, giai đoạn giấc mơ bắt đầu. Họ phát hiện ra rằng những người này có khả năng:

“Tại sao ngủ hay mơ” là thắc mắc của nhiều người

“Tại sao ngủ hay mơ” là thắc mắc của nhiều người

Làm gì để hạn chế ngủ mơ?

Việc ngủ mơ là điều không ai mong muốn, có đem lại tác hại nhất định với chất lượng cuộc sống. Vậy làm gì để hạn chế việc này? Cùng chúng tôi khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Hạn chế ngủ mơ bằng tâm lý

Bạn cần cẩn thận để tránh căng thẳng về thể chất và không làm việc quá sức, kể cả tập thể dục hoặc căng thẳng. Ngoài ra, yếu tố tâm lý trước khi đi ngủ rất quan trọng, thư giãn bằng nhạc nhẹ hoặc vẽ tranh, tô màu, đọc sách,… trước khi đi ngủ có lợi rất nhiều cho sức khỏe và dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Chế độ ăn uống và hoạt động vừa phải có thể giúp tránh những giấc mơ

Cần chú ý đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, vận động thường xuyên, vận động nhẹ trước khi đi ngủ. Đi bộ trước khi ngủ cũng giúp thư giãn và lưu thông máu tốt.

Bạn tuyệt đối không được lạm dụng các chất kích thích: Rượu bia, trà đặc, cà phê, thuốc ngủ… vì chúng khiến bạn ngủ không yên giấc và dễ ngủ mơ.

Không ăn quá no trước khi đi ngủ và không để bụng quá đói. Lưu ý chỉ ăn một lượng nhỏ vào buổi tối sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ, đồng thời không gây tích mỡ trong cơ thể dẫn đến tăng cân.

Chú ý tư thế ngủ để tránh mơ

Tư thế ngủ rất quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua. Không được đặt tay lên ngực, đặc biệt là tim, khi ngủ tư thế này sẽ tạo áp lực lên tim, tim sẽ co bóp chậm, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não.

Chú ý thời lượng ngủ để tránh ngủ mơ

Không ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng/ ngày). Lịch trình ngủ của mọi người là khác nhau. Có người chỉ cần ngủ 4 - 5 tiếng/ngày, có người cần ngủ 9 - 10 tiếng/ngày để phục hồi sức khỏe. Theo như bạn được biết, sau khi thiết lập được lối sống lành mạnh, bạn nên xem xét thời gian ngủ phù hợp nhất với mình để cân đối thời gian ngủ. Ngủ đủ giấc có thể giúp phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn để làm việc hiệu quả hơn, đồng thời nó cũng có thể giúp bạn tránh được tình trạng mơ mộng thường xuyên.

Trên đây là những giải đáp của Nhà Thuốc Long Châu cho câu hỏi tại sao ngủ hay mơ. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời để có thể cải thiện giấc ngủ của bản thân và gia đình. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin