Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại sao phải lấy cao răng định kỳ? Lấy cao răng thường xuyên mang lại lợi ích gì cho sức khỏe răng miệng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết chia sẻ sau đây.
Bạn có bao giờ thắc mắc lý do nhiều nha sĩ luôn khuyên nhủ chúng ta nên thường xuyên cạo vôi răng không? Lợi ích của việc lấy cao răng là gì? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải lấy cao răng định kỳ và cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng ra sao.
Vôi răng hay cao răng thực chất là các mảng bám, mảnh vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng. Các mảng bám này thường tập trung ở kẽ răng, chân răng. Theo thời gian cùng sự tác động của vi khuẩn, các mảng bám thức ăn thừa bị vôi hóa, lắng đọng thành các lớp cặn cứng và dày, bám ở thân răng, nướu răng. Vôi răng có màu trắng đục hoặc vàng nâu, một số trường hợp còn chuyển sang màu đen.
Vôi răng đóng bám lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Sự hình thành cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như chảy máu chân răng, tụt nướu, hơi thở có mùi, men răng bị hỏng, viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng, viêm loét niêm mạc miệng.
Cao răng thường bám rất chắc trên bề mặt răng, việc dùng bàn chải thông thường sẽ không thể làm sạch một cách hiệu quả. Để loại bỏ cao răng thì chúng ta cần tới nha sĩ để được lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng.
Cao răng bám chặt ở chân răng và kẽ răng sẽ là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây nhiều bệnh nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi, mòn răng,... Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng này thì các bạn nên lấy cao răng thường xuyên.
Khi vi khuẩn trú ngụ và phát triển cùng với sự phân hủy thức ăn tại kẽ răng sẽ khiến hơi thở có mùi. Việc thực hiện lấy cao răng định kỳ sẽ hạn chế vấn đề này, giúp bạn có hơi thở thơm tho.
Mảng bám ở cao răng có màu trắng ngà, vàng hoặc nâu sẽ gây ra mất thẩm mỹ, khiến những chiếc răng bị ố vàng, xỉn màu. Vì thế, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp duy trì hàm răng trắng sáng, hạn chế tình trạng xỉn màu trên răng. Từ đó, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Không ít người có suy nghĩ rằng cao răng không gây ra nhiều nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí hình thành cao răng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, phá hủy các tổ chức răng và nướu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hậu quả nặng nề như gây tiêu xương hàm, răng lung lay hoặc mất răng hàng loạt. Chính vì thể, để bảo vệ răng miệng tốt hơn các bạn cần thực hiện lấy cao răng định kỳ.
Dù việc lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng. Việc sử dụng sóng âm và lực đẩy mạnh trong quá trình cạo vôi răng có thể làm tổn thương với răng và nướu. Lấy cao răng liên tục có thể khiến răng không được nghỉ ngơi, bạn sẽ dễ gặp những vấn đề như đau răng, nhức răng, buốt răng, răng nhạy cảm, lung lay răng,…
Theo các bác sĩ nha khoa khuyến cáo, thời gian trung bình lấy cao răng một lần là 6 tháng. Khoảng thời gian này thích hợp để mảng bám cao răng hình thành chưa gây ra nhiều vấn đề cho khoang miệng, đồng thời cho phép răng và nướu có đủ thời gian phục hồi từ lần lấy cao răng trước đó. Việc thực hiện lấy cao răng 6 tháng một lần là khuyến cáo chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm cấu trúc răng, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng mà mức độ cao răng của mỗi người sẽ khác nhau.
Sau khi lấy cao răng, chân răng và nướu của chúng ta khá nhạy cảm. Do đó, bạn cần được chăm sóc đúng cách để răng và nướu nhanh chóng phục hồi. Một số việc cần thực hiện chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng:
Trên đây là những chia sẻ về việc tại sao phải lấy cao răng định kỳ, mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu một hàm răng chắc khỏe và nụ cười sáng bóng, rạng rỡ.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.