Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm máu là kỹ thuật rất phổ biến và quan trọng trong y học. Đặc biệt trong truyền máu buộc phải thực hiện xét nghiệm này trước. Vậy tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền là thắc mắc nhiều người đặt ra.
Trong quá trình khám, chữa bệnh tại các bệnh viện thì việc xét nghiệm máu thường được các bác sĩ chỉ định. Bởi qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thêm nhiều nhận định khách quan hơn để trị bệnh chính xác. Đặc biệt trong truyền máu thì đây là xét nghiệm bắt buộc. Vậy tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền?
Truyền máu là hoạt động nhận máu và các chế phẩm máu qua dây truyền có kim tiêm gắn tĩnh mạch cánh tay của người nhận. Truyền máu thường không gây đau đớn nhưng có thể khiến người nhận khó chịu một chút, mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền khoảng 2 - 4 giờ.
Một trong những nguyên tắc bắt buộc của truyền máu là phải xét nghiệm máu trước khi truyền. Quy trình khép kín của truyền máu thông thường bao gồm tìm người hiến máu, thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ máu và phân phối, sau cùng là chỉ định truyền máu trên cơ thể người nhận.
Những đối tượng buộc phải thực hiện truyền máu là người bị mất máu trầm trọng do phẫu thuật hay do tai nạn hoặc một số người mắc bệnh thiếu máu, rối loạn đông máu. Và chỉ định truyền máu cùng các chế phẩm từ máu có thể là:
Trước khi truyền máu phải thực hiện xét nghiệm máu. Mục đích của kỹ thuật này là:
Có thể thấy hoạt động truyền máu thường được chỉ định cho những trường hợp khẩn cấp bởi máu là yếu tố không thể thiếu với sự sống. Vậy nên cần phải xét nghiệm thật cẩn thận để đảm bảo có những nguồn máu sạch nhất, phù hợp nhất với bệnh nhân.
Sau khi giải đáp thắc mắc tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền, ta cùng tìm hiểu về quy trình truyền máu. Như đã đề cập, không được để tình trạng kháng thể gặp phải kháng nguyên tương ứng trong cơ thể khi thực hiện truyền máu. Vậy nên phải đảm bảo bệnh nhân cần được xét nghiệm để được xác định chính xác nhóm máu.
Quy trình truyền máu có thể diễn ra như sau: Nhân viên y tế lấy máu được trữ trong túi nhựa tại ngân hàng máu của bệnh viện, đảm bảo máu được truyền phù hợp với bệnh nhân và tiến hành truyền máu qua kim truyền vào đường tĩnh mạch. Thời gian truyền máu thường mất từ 1 - 4 giờ và được giảm sát bới nhân viên y tế.
Sau khi truyền máu xong, xung quanh vị trí kim truyền thường bị bầm nhưng chúng sẽ sớm biến mất. Trong quá trình truyền máu hay sau đó, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường như sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực, ngứa ngáy bạn phải báo ngay với nhân viên y tế.
Trên đây là những chia sẻ về tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu và có cho mình những chuẩn bị cần thiết trước khi thực hiện truyền máu.