Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu vitamin K gây bệnh gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Đây là loại vitamin tan trong dầu, giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ gây ra bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch, xương khớp và tăng nguy cơ bị ung thư.
Vitamin K là dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho cơ thể sống. Cơ thể khi không bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy thiếu vitamin K gây bệnh gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Vitamin K sản sinh ra loại protein đặc biệt, thúc đẩy quá trình đông máu ở con người. Do đó, vitamin K đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu khi có tổn thương ở bên ngoài hay bên trong cơ thể.
Vitamin K giúp tăng cường các loại protein hỗ trợ duy trì sự ổn định nồng độ Canxi ở trong xương. Vì thế mà loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa quá trình thoái hóa diễn ra và hạn chế nguy cơ các bệnh loãng xương.
Trong những loại vitamin tan trong dầu thì vitamin K là hợp chất cực kỳ tốt đối với sức khỏe tim mạch. Loại vitamin này có công dụng ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch, giúp đưa Canxi ra khỏi mạch máu từ đó hạn chế hiện tượng hình thành mảng bám, giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở mức tối đa.
Thông thường, tình trạng thiếu hụt vitamin K liên quan chủ yếu đến vấn đề dinh dưỡng. Vitamin K được tìm thấy nhiều trong một số thực phẩm hàng ngày như: Thịt, đậu nành, phomai, sữa chua, lòng đỏ trứng... Việc lựa chọn thực phẩm sao cho cân bằng lượng vitamin K và dưỡng chất khác là vấn đề mà người bệnh cần lưu ý.
Ngoài ra, vitamin K cũng được tổng hợp tự nhiên bởi một số lợi khuẩn có trong đường ruột. Do đó, việc dùng kháng sinh dài ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin K cho cơ thể. Bởi khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, vi khuẩn có lợi khuẩn trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và tiêu diệt, trong đó phải kể đến nhóm vi khuẩn đường ruột có chức năng tổng hợp vitamin K.
Ngoài ra, các bệnh lý về đường ruột như: Hội chứng ruột kích thích, hội chứng viêm ruột mãn tính cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin K tự nhiên trong cơ thể.
Theo một số nghiên cứu, các chất béo dạng dầu thực vật bị hydro hóa cũng có thể làm cản trở quá trình hấp thu vitamin K. Do vậy, bạn cần hạn chế những thực phẩm này để giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin K trong cơ thể.
Vitamin K2 liên quan trực tiếp đến sự hình thành vôi hóa động mạch. Việc thiếu hụt vitamin K2 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo thống kê, có đến khoảng 57% người bệnh tử vong do tim ngừng đập xuất phát từ nguyên nhân thiếu vitamin K2. Vì thế, bạn cần tăng cường vitamin K2 để phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Vitamin K được biết đến với khả năng hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Do vậy, khi cơ thể thiếu hụt vitamin K có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như: Ung thư như đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt,...
Không những tham gia vào quá trình đông máu, vitamin K còn bổ sung chất vôi hóa và hỗ trợ thực hiện chuyển hóa trong xương. Do vậy, loãng xương là một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể bị thiếu vitamin K. Đặc biệt là người trên 40 tuổi khi xương bắt đầu thoái hóa và không còn chắc khỏe.
Vitamin K giữ vai trò ngăn ngừa sự chảy máu bên trong và ngoài cơ thể. Việc thiếu vitamin K có thể dẫn tới tình trạng chảy máu quá mức dù khi chỉ bị thương nhẹ, dễ bị các vết bầm tím hơn.
Vitamin K không tham gia vào quá trình hình thành nếp nhăn nhưng việc thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch, xương khớp... Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ thiếu vitamin K sẽ tăng nguy cơ bị khuyết tật về thần kinh, xương, mũi, mặt, ngón tay... ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và và tư duy.
Vitamin K được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như: Cải bắp, cải xoăn, củ cải xanh, rau càng cua, súp lơ… Bạn cũng có thể bổ sung loại vitamin này từ các thực phẩm bổ sung. Tuy vậy, việc bổ sung vitamin K không được tùy tiện. Các chuyên gia cho biết bổ sung vitamin K qua thực phẩm vẫn là cách an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, người bệnh chỉ nên bổ sung chế phẩm vitamin K trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Ở những người bị chứng rối loạn đông máu và đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu thì không nên sử dụng vitamin K vì điều này sẽ gây phản tác dụng. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin K trong những trường hợp này.
Hy vọng qua những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề thiếu vitamin K gây bệnh gì? Bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin K từ các loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo an toàn và tránh mắc một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến việc thiếu hụt vitamin K.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.