Tại sao trẻ bị tiêu chảy cấp? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày 08/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và xảy ra ở mọi độ tuổi. Đặc biệt đối với trẻ bị tiêu chảy cấp khi sức khỏe hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, ba mẹ cần bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây tiêu chảy cấp và khi bệnh trở nặng cần tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Trẻ bị tiêu chảy cấp là tình trạng phổ biến, thường xảy ra khi trẻ gặp tác dụng phụ của thuốc hoặc do tiêu thụ thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi mắc bệnh, trẻ đi ngoài nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, và có nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh lý này cùng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của con. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp là khi trẻ đi ngoài nhiều trên 8 lần trong vòng 6 giờ, phân lỏng hay phân nước. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mất nước nghiêm trọng, gây mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau đầu chóng mặt. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp có thể chia là hai nguyên nhân chính là do nhiễm trùng và không nhiễm trùng:
Đối với nguyên nhân do trẻ bị nhiễm trùng có thể do trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng sẽ có biểu hiện tiêu chảy cấp do một số vi khuẩn phổ biến có thể kể đến là Salmonella và Escherichia coli. Ngoài thực phẩm, nguồn nước cũng là nơi mà vi khuẩn và các loại vi trùng khác có thể gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.
Đối với nguyên nhân không do vi khuẩn có thể do trẻ bị viêm ruột, trẻ bị dị ứng với thức ăn đồ uống hay trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra trẻ có thể không dung nạp được lactose hay các sản phẩm từ sữa cũng là một trong các nguyên nhân thường xuyên gây tiêu chảy ở trẻ.
Các triệu chứng trẻ bị tiêu chảy cấp
Hầu hết khi trẻ em bị tiêu chảy cấp bắt đầu bằng nôn mửa, đau bụng , chóng mặt. Trong trường hợp nhẹ, trẻ sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, tính trạng này có thể kéo dài lên đến nhiều ngày hoặc cả tuần dẫn đến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, gây rối loạn điện giải trong cơ thể. Một số triệu chứng giúp ba mẹ có thể nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp là:
Phân lỏng hay phân nước với tần suất trên 8 lần trong vòng 6 giờ;
Tiêu chảy cấp làm trẻ mệt mỏi, thiếu năng lượng vận động, học tập và vui chơi. Và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trẻ trong mọi hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, cần có các biện pháp vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ để bảo vệ trẻ phần nào trước tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp. Cụ thể như sau:
Tăng cường vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh trẻ;
Thường xuyên cho trẻ vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Không đi tiêu bừa bãi, rác thải cần được xử lý đúng nơi quy định;
Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt bằng sách sử dụng nước qua lọc hay nước sau khi đun sôi để nguội;
Những chất thải của trẻ và giấy lai phải được xử lý ngay, giặt sạch tả lõi và khăn trải giường sau khi bị dính phân;
Hạn chế cho trẻ ra vào vùng dịch.
Bên cạnh vấn đề môi trường, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc tiêu chảy cấp:
Ăn chín, uống chín, không cho trẻ uống nước lã, hay ăn lại đồ cũ nhiều lần;
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lề đường, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay đã quá hạn sử dụng;
Không cho trẻ ăn đồ sống, tái như nem chua, gỏi cá sống, tiết canh;
Không cho trẻ uống sữa chưa qua tiệt trùng hay rau củ quả, trái cây chưa được rửa sạch.
Những lưu ý cho ba mẹ khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện như phân lẫn máu, tình trạng tiêu chảy không giảm sau nhiều ngày, nôn ói nhiều, dịch nôn có màu xanh, đau bụng dữ dội và dai dẳng hay trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như: khát nước nhiều, da khô, môi khô,... mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Đặc biệt, ba mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng các thuốc cầm ói hay cầm tiêu chảy trước khi có chỉ định của các bác sĩ.
Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Đối với trẻ bị tiêu chảy cấp, ba mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đối với trẻ còn bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều hơn vì trẻ cần nhiều năng lượng để chống đỡ lại bệnh. Có thể cho trẻ sử dụng Oresol để bù là điện giải. Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng một số thuốc tiêu chảy để nhanh chóng mà giảm các triệu chứng ban đầu của trẻ khi bị tiêu chảy cấp sau đó có thể đưa trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang bị rối loạn, ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cháo loãng hay nước cháo để trẻ có thể ổn định dần hệ tiêu hóa.
Sau khi trẻ đã được điều trị với bác sĩ, trẻ cần được ăn uống trở lại bình thường nhưng cần chia nhỏ bữa ăn để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa, giúp trẻ vui vẻ và dần trở lại sinh hoạt thường ngày.
Tóm lại, trẻ bị tiêu chảy cấp là một tình trạng không gây nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý các biểu hiện bất thường của trẻ như đi ngoài nhiều lần, mệt mỏi, khô miệng, và ít đi tiểu để có thể đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay khi cần thiết. Việc kiểm tra và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và hạn chế được những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.