Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khám dấu hiệu mất nước sẽ như thế nào?

Ngày 14/05/2024
Kích thước chữ

Cơ thể mất nước kéo dài sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là tử vong. Vậy, có bao giờ bạn tò mò về những triệu chứng của tình trạng mất nước cũng như khám dấu hiệu mất nước ra sao hay chưa?

Thông thường, những người mắc bệnh tiêu chảy sẽ rất dễ bị mất nước và thường gặp khó khăn trong việc bù nước bằng những biện pháp thông thường. Để tìm hiểu một số thông tin về tình trạng mất nước cũng như cách mà các bác sĩ sẽ khám dấu hiệu mất nước, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Tình trạng mất nước là gì?

Tình trạng mất nước xảy ra khi lượng nước bên trong cơ thể mất đi nhiều hơn so với lượng nước được cung cấp và cơ thể không được bù lại đầy đủ. Mất nước sẽ khiến cho các hoạt động sống trong cơ thể không thể diễn ra một cách bình thường và gây ra những biểu hiện bất thường từ nhẹ đến nặng. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Tùy theo mức độ mất nước từ nhẹ đến nặng mà cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Cực kỳ khát nước.
  • Môi dính và khô.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm.
  • Da khô và lạnh.
  • Đau đầu.
  • Có thể xuất hiện tình trạng chuột rút.

Riêng với tình trạng mất nước nghiêm trọng, các triệu chứng sẽ bao gồm:

  • Đi tiểu rất ít, thậm chí là không đi tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm.
  • Da lạnh, khô.
  • Chóng mặt, tim đập nhanh bất thường.
  • Thở nhanh, thở gấp.
  • Buồn ngủ, mắt trũng, dễ bị kích thích và luôn có cảm giác mệt mỏi.
  • Huyết áp tụt, dễ bị ngất.

Với đối tượng mất nước là trẻ em, các dấu hiệu tương tự cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể xuất hiện thêm vài dấu hiệu khác như ngủ li bì, không uống được nước, khi véo vào da nếp véo mất đi rất chậm, tã không bị ướt trong khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ,...

Khám dấu hiệu mất nước sẽ như thế nào?1
Lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nước được cung cấp gây ra tình trạng mất nước

Các nguyên nhân gây mất nước

Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước đó chính là bị mất nước quá nhiều và không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể là nguyên nhân thường gặp nhất. Phần lớn là do thói quen ít uống nước, quá mải mê làm việc mà không quan tâm đến lượng nước cần uống trong ngày hoặc không muốn uống nước vì gặp các vấn đề về răng miệng như nhiệt miệng, đau họng, nôn ói hay đau dạ dày.

Ngược lại, khác với việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể, tình trạng cơ thể bị mất nước xảy ra thường là do một số các yếu tố khác nhau gây nên như:

  • Nôn ói hoặc bị tiêu chảy: Tiêu chảy là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể bị mất lượng nước và chất điện giải lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Cần tuyệt đối cẩn trọng nếu như người già hoặc trẻ nhỏ bị tiêu chảy vì tình trạng này có thể khiến cho người bệnh tử vong.
  • Sốt: Sốt cao, nhiệt độ cơ thể càng cao thì càng dễ bị mất nước.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều: Cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều do thực hiện các hoạt động, vận động thể lực mà không được bổ sung nước cũng như các chất điện giải, kết hợp với việc hoạt động dưới thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ làm cho cơ thể nhanh chóng mất nước.
  • Đi tiểu nhiều: Thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu nhiều không những khiến cho cơ thể bạn bị mất nước mà đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số các bệnh lý nguy hiểm như đái tháo nhạt, đái tháo đường,...
  • Bỏng: Bỏng cũng khiến cho cơ thể bị mất nước nếu như diện tích vết bỏng lớn. Các mạch máu bị tổn thương nhiều sẽ gây thoát dịch ra ngoài cơ thể dưới hình thức phù ở vùng bỏng, từ đó làm giảm thể tích tuần hoàn và dẫn tới mất nước.

Như bạn có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho cơ thể mất nước. Do đó, việc quan trọng là bạn luôn cần phải nâng cao ý thức, hình thành thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Không nên vì bất cứ lý do nào mà quên đi việc uống nước.

Khám dấu hiệu mất nước sẽ như thế nào?2
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ bị mất nước

Khám dấu hiệu mất nước như thế nào?

Trước khi thực hiện khám dấu hiệu mất nước, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng thực thể để loại trừ nguyên nhân đến từ các bệnh khác. Tiếp theo đó, các bác sĩ sẽ đo nhịp tim, nếu nhịp tim nhanh kết hợp với việc huyết áp bị giảm thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước.

Bên cạnh đó, để xác định được tình trạng mất nước, một số các xét nghiệm có thể được tiến hành như:

  • Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra hàm lượng chất điện giải trong máu, đặc biệt là Kali và Natri. Biểu hiện của sự mất nước chính là sự suy giảm của hàm lượng điện giải trong cơ thể. Không chỉ có thế, xét nghiệm máu cũng giúp xác định được hàm lượng creatinin trong máu, từ đó làm cơ sở để đánh giá được mức độ hoạt động của thận. Nguyên nhân có thể khiến cho thận không thể hoạt động bình thường chính là mất nước.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu mục đích là để kiểm tra hàm lượng chất điện giải trong nước tiểu, giúp các bác sĩ chẩn đoán được liệu bạn có bị mất nước hay không? Tình trạng mất nước đang ở mức độ nào? Ngoài ra, màu sắc của nước tiểu cũng có thể thông báo cho bạn biết tình trạng mất nước của cơ thể. Nước tiểu sẫm cũng là một cơ sở đáng tin cậy để chẩn đoán mất nước.

Một khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng mà cơ thể bạn đang gặp phải. Mất nước không được bù nước hoặc can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Khám dấu hiệu mất nước sẽ như thế nào?3
Một số xét nghiệm có thể thực hiện nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng mất nước

Uống gì để bù nước cho cơ thể?

Bạn có thể bù nước dễ dàng cho cơ thể tại nhà bằng nhiều các loại nước uống khác nhau như nước cháo loãng hay nước dừa, sử dụng các chế phẩm trên thị trường như thức uống bổ sung ion Pocari sweat, nước biển khô hay Oresol. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng các chế phẩm điện giải, đặc biệt là Oresol sẽ cần pha đúng cách để đạt hiệu quả mà không gây ra các tác dụng ngược. Hãy đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ tuyệt đối theo cách pha mà nhà sản xuất cung cấp. Sử dụng dung dịch đã pha trong vòng 24 giờ và không đun sôi dung dịch.

Khám dấu hiệu mất nước sẽ như thế nào?4
Có thể sử dụng các dung dịch bù nước, điện giải để cung cấp nước cho cơ thể

Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về tình trạng mất nước cũng như khám dấu hiệu mất nước. Bạn đọc không nên chủ quan với tình trạng mất nước, để phòng ngừa mất nước, bạn hãy xây dựng một số thói quen tốt như đặt nhắc nhở việc uống nước thường xuyên, tính lượng nước cần uống hàng ngày cũng như sử dụng dung dịch bù nước nếu bị mất nước do tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề khác. 

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin