Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào những ngày “ đèn đỏ” ở các chị em phụ nữ xảy ra nhiều biểu hiện như đau âm ỉ vùng bụng dưới, buồn nôn, đau thắt lưng hố chậu, hoa mắt, chóng mặt…. Đặc biệt với một số người cứ hễ đau bụng kinh muốn đi ngoài. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Vào kỳ kinh nguyệt cơ thể phái nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố và hormone trong cơ thể gây ra những nhạy cảm nhất định. Tình trạng đau bụng kinh theo đó mà xuất hiện với một số biểu hiện như:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới
- Tức ngực, đau thắt lưng
- Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, một số trường hợp đau bụng kinh muốn đi ngoài
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi
- Tâm sinh lý thay đổi, dễ cáu gắt nổi nóng
- Nổi nhiều mụn do nội tiết tố thay đổi đột ngột
Đau bụng kinh kèm đi ngoài bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Rối loạn tiêu hóa:
Nhiều người đến kỳ kinh lại cứ có cảm giác buồn đi đại tiện bởi rối loạn hệ đường ruột như: tiêu chảy, khó tiêu, táo bón,... Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi vì tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng song cũng ít nhiều cũng làm thay đổi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Chất prostagiandin được sản xuất dư thừa
Vào thời kỳ này cơ thể sinh ra nhiều hormone prostagiandin nhằm tạo ra các cơn co thắt tử cung để tống máu kinh ra ngoài. Nhưng một số hormone prostagiandin đã di chuyển lạc qua hệ tiêu hóa gây co thắt nhu động ruột và dẫn đến đau bụng kinh bị đi ngoài. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những người có lượng prostagiandin dư thừa.
- Tâm lý căng thẳng, stress
Có không ít người bị áp lực từ công việc, đời sống gây nên lo lắng, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi kích thích đến cơ đau bụng kinh và tác động luôn lên hệ tiêu hóa.
Ngoài các nguyên nhân kể trên đau bụng kinh muốn đi ngoài còn do các bệnh lý hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa trước đó mắc phải như: Tiêu chảy, nhiễm khuẩn tả...
Bạn cần lập lại chế độ dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thể trạng của cơ thể. Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, các loại đồ uống lạnh, có ga và chứa thành phần caffein. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ hữu cơ.
Ngoài ra bạn nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, yêu đời, giảm các áp lực stress do công việc gây nên.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.