Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân mắc phải ung thư phổi giai đoạn cuối thường phải đối mặt với những cơn đau liên tục có cường độ mạnh. Nó kéo dài do khối u xâm lấn, thâm nhiễm vào các tổ chức mô, đau sau quá trình phẫu thuật hoặc do xạ trị, hóa trị… Do đó sử dụng thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối là điều thật sự cần thiết.
Ung thư phổi đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Giai đoạn cuối cũng chính là giai đoạn phát triển nặng nhất của ung thư phổi. Khối u ở giai đoạn này đã lan ra các phần khác của cơ thể, chẳng hạn như gan, xương hay não…
Ở ung thư phổi giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác như não, xương, gan,... khiến cho bệnh nhân đau đớn toàn thân. Thời điểm này các phương pháp điều trị khó có thể chữa trị triệt để được ung thư phổi mà chỉ có thể giảm bớt đau đớn và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Những nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là do:
Sự xâm lấn của các tế bào ung thư phổi giai đoạn cuối gây cảm giác đau đớn
Với người bình thường, khi bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể (tay, chân, miệng…) bị thương gây đau đớn, đời sống sinh hoạt đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, đối với bệnh nhân ung thư phổi, các cơn đau với mức độ và tần suất kéo dài không dứt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới thể chất cũng như tinh thần.
Do đó, việc áp dụng các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là rất quan trọng và cần thiết để cải thiện khả năng đối phó bệnh tật cũng như gia tăng chất lượng cuộc sống.
Các loại thuốc là công cụ chính để điều trị giảm đau trong bệnh ung thư phổi. Mục đích sử dụng thuốc là làm giảm tối đa tần số và cường độ của các cơn đau đồng thời hạn chế tác dụng phụ cũng như độc hại ở mức cho phép.
Một số yếu tố cần lưu ý khi chọn thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bao gồm:
Nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc phù hợp cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
Với những cơn đau nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối dùng các thuốc kháng viêm giảm đau dạng không steroid (NSAIDs), những loại thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen (tylenol).
Vào giai đoạn cơn đau ở mức trung bình, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được dùng morphine một dạng thuốc giảm đau mạnh với liều thấp cùng với thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen (tylenol), NSAIDs.
Ở các bậc cao hơn, nếu cơn đau của người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải chuyển sang dùng thuốc giảm đau opioid như morphin, hydromorphone, fentanyl, methadone, buprenorphin, tapentadol và oxycodon.
Một số thuốc hỗ trợ giảm đau khác như: Thuốc chống trầm cảm (elavil, pamelor, norpramin) thường tác dụng chậm, hiệu quả kéo dài từ một đến vài tuần. Các thuốc này hỗ trợ giúp bệnh nhân dễ ngủ, nên có thể dùng vào buổi tối.
Thuốc giảm đau opioid như morphin, hydromorphone là các thuốc giảm đau nặng
Thuốc giảm đau dùng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Một số thuốc giảm đau có thể gây nghiện nên cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đau là biểu hiện phổ biến của bệnh ung thư và cũng là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là không thể thiếu nhằm giúp người bệnh giảm bớt cơn đau, ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn. Bên cạnh đó, còn có thể kết hợp thêm các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân như thiền, châm cứu, yoga, thôi miên để tăng sức chịu đựng trong thời kỳ nguy hiểm này.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...