Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không?

Ngày 14/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng phốt phát trong máu thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Tăng phốt phát trong máu xảy ra khi trong máu chứa một lượng phốt phát quá cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh tăng phốt phát trong máu ngay sau đây.

Tổng quan về bệnh tăng phốt phát trong máu

Phốt phát là một trong những chất điện giải của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng. Xương chứa khoảng 85% phốt phát, còn lại nằm chủ yếu bên trong các tế bào, chỉ một lượng nhỏ có trong máu. Phốt phát còn tham gia sản xuất năng lượng và xây dựng màng tế bào.

Tăng phốt phát trong máu là tình trạng nồng độ phốt phát cao bất thường trong máu. Nó có thế loại bỏ canxi khỏi xương, hay gây lắng đọng canxi trong mắt, phổi, tim và mạch máu. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong theo thời gian.

Tình trạng tăng là do tăng lượng hay giảm bài tiết phốt phát, rối loạn giải phóng phốt phát từ nội bào sang ngoại bào. Theo nghiên cứu, khoảng 70% những người mắc bệnh thận mạn tính tiến triển bị tăng phốt phát huyết rất phổ biến.

Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không? 1
Tăng phốt phát trong máu gây nguy cơ cao đột quỵ

Nguyên nhân tăng phốt phát trong máu

Suy thận mạn

Suy thận mạn tiến triển là nguyên nhân phổ biến nhất. Thận giúp loại bỏ thêm phốt phát khỏi cơ thể để giữ cho mức độ cân bằng. Khi thận bị tổn thương, cơ thể không thể loại bỏ phốt phát khỏi máu đủ nhanh, có thể dẫn đến nồng độ phốt phát tăng cao mãn tính.

Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không? 2
Suy thận mạn là nguyên nhân chính làm tăng phốt phát trong máu

Suy cận giáp

Suy cận giáp di truyền hay mắc phải: Đây là tình trạng nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) lưu hành thấp hoặc không có trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng tái hấp thu phốt phát ở thận, dẫn đến sự tăng phốt phát trong máu.

Khác với tình trạng thiếu hụt hormone, suy cận giáp giả vẫn sản xuất hormone tuyến cận giáp bình thường. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh không đáp ứng với hormone tuyến cận giáp, đây là một rối loạn di truyền.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường

Sự dịch chuyển phốt phát xuyên tế bào vào dịch ngoại bào thường xảy ra nhất ở người bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Khi sự dịch chuyển xuyên tế bào lớn cũng có thể làm tăng phốt phát trong máu.

Nồng độ vitamin D tăng cao

Nồng độ vitamin D cao có thể làm lượng canxi trong máu cao bất thường, ảnh hưởng các cơ quan khác, gây tổn thương thận. Không trực tiếp làm tăng nồng độ phốt phát trong máu, nhưng ảnh hưởng đến cân bằng giữa canxi và phốt phát trong cơ thể.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, phốt phát trong máu tăng do một số trường hợp ít gặp. Một vài nguyên nhân do:

  • Tổn thương cơ bắp: Do tổn thương tế bào hoặc chết tế bào xảy ra trong hội chứng ly giải khối u hoặc tiêu cơ vân;
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết);
  • Sự tiêu thụ quá nhiều phốt phát trong chế độ ăn uống hoặc hấp thu quá nhiều phốt phát trong thuốc nhuận tràng,...

Những triệu chứng của tăng phốt phát trong máu

Hạ canxi

Ở một số người bị bệnh thận mạn tính, nồng độ phốt phát cao khiến nồng độ canxi trong máu giảm xuống. Các triệu chứng của hạ canxi máu bao gồm:

  • Chuột rút cơ bắp;
  • Tê và ngứa ran quanh miệng;
  • Đau xương và khớp;
  • Ngứa da, có thể gây phát ban;
  • Rối loạn nhịp tim;

Nồng độ ure máu cao

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều do nguyên nhân cơ bản gây tăng phốt phát huyết, như các vấn đề về thận. Đây thường là các triệu chứng của hội chứng Urê máu cao, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi;
  • Khó thở;
  • Biếng ăn;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Rối loạn giấc ngủ.

Trong một số trường tăng phốt phát huyết cấp tính, đặc biệt là do tiêm phốt phát có thể gây hạ huyết áp. Bệnh nhân có thể bị:

  • Tăng phản xạ;
  • Co cứng khớp xương bàn tay và chân;
  • Co giật.
Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không? 3
Triệu chứng có thể gặp là co cứng khớp xương bàn tay và chân

Tăng phốt phát máu có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng tiến triển gây ra các biến chứng nghiêm trọng gây hại sức khỏe. Một số biến chứng ngắn hạn như:

  • Hạ canxi máu cấp tính;
  • Lắng đọng canxi và phốt phát trong khớp xương, mô dưới da và mô mềm;
  • Bệnh thận mạn tính.

Các biến chứng lâu dài gây nghiêm trọng hơn nhiều, hầu hết sẽ khó hơn trong việc điều trị. Chúng bao gồm:

  • Suy thận;
  • Tổn thương các cơ quan, nội tạng;
  • Tổn thương hệ thống mạch máu;
  • Biến chứng về xương, da và tim.

Khi tình trạng bệnh tiến triển trong thời gian dài, nó làm tăng nguy cơ biến chứng về các vấn đề mạch máu, tim mạch. Tăng phốt phát trong máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân có tiền sử ghép thận, bệnh thận giai đoạn cuối,...

Làm sao để phát hiện sớm tăng phốt phát trong máu?

Nếu người bệnh có các dấu hiệu trên hay đang có bệnh lý về thận, cần đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Một vài phương pháp chẩn đoán được áp dụng hiện nay:

  • Xét nghiệm máu bổ sung;
  • Xét nghiệm protein trong nước tiểu;
  • Siêu âm;
  • MRI;
  • Chụp CT;
  • Sinh thiết thận.
Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không? 4
Xét nghiệm máu để chẩn đoán rối loạn nồng độ phốt phát

Các phương pháp điều trị

Điều trị tăng phốt phát trong máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cùng tham khảo một vài phương pháp điều trị dưới đây:

  • Chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị tình trạng cơ bản.
  • Hạn chế lượng phốt phát: Bệnh nhân cần tuân theo chế độ ăn ít phốt phát. Cần tránh các thực phẩm giàu phốt phát như các sản phẩm từ sữa, thịt, các loại hạt và thực phẩm giàu protein khác, thực phẩm chế biến,...
  • Giảm lượng phốt phát được hấp thu ở ruột bằng cách sử dụng thuốc uống chỉ định.
  • Tăng bài tiết phốt phát: Lợi tiểu nước muối cưỡng bức có thể được xem xét trong một số trường hợp nhất định.

Biện pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ tăng phốt phát trong máu

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ là bảo vệ sức khỏe chức năng thận, làm giảm sự tổn thương thận. Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra các vấn đề về thận sẽ chẩn đoán sớm lượng phốt phát tăng cao trong máu.

Một số loại thực phẩm, đồ uống và thuốc có thể làm tăng nồng độ phốt phát. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế hoặc loại bỏ chúng để giảm lượng phốt phát đưa vào. Nếu bệnh nhân có bệnh lý về thận, cần thông báo với bác sĩ để tìm thuốc thay thế có mức phốt phát thấp hơn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng tăng phốt phát trong máu. Nếu có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất của nhà thuốc Long Châu để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm