Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về chứng hạ phosphat trong máu

Ngày 10/12/2023
Kích thước chữ

Hạ phosphat máu là tình trạng nồng độ phosphat trong máu thấp bất thường. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng hạ phosphat máu trong bài viết dưới đây nhé.

Phốt pho là một khoáng chất được tìm thấy trong xương giúp xương và cơ thể khỏe mạnh. Mức phốt pho trong máu bình thường là từ 2,5 đến 4,5 mg/dL. Hạ phosphat trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm yếu cơ, suy hô hấp hoặc suy tim, co giật hoặc hôn mê. Hạ phosphat trong máu là một tình trạng nghiêm trọng và cần phải được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hạ phosphat trong máu

Có hai loại giảm phosphat máu: Cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân gây hạ phosphat trong máu của cả hai đều khác nhau. Chứng hạ phosphat máu cấp tính diễn ra rất nhanh, trong khi chứng hạ phosphat máu mãn tính tiến triển chậm trong một thời gian dài.

Hạ phosphat máu cấp tính

Hạ phosphat máu cấp tính thường là loại hạ phosphat máu nghiêm trọng và phổ biến hơn. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm:

  • Đái tháo đường điều trị không ổn định: Cơ thể rơi vào tình trạng không thể sản xuất đủ insulin, axit tích tụ trong máu, dẫn đến mất ý thức hoặc thậm chí tử vong.
  • Nghiện rượu mãn tính: Người ta tin rằng theo thời gian, chứng nghiện rượu sẽ cản trở khả năng hấp thụ phốt pho của thận. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng giảm phosphat máu. 
  • Bỏng: Khi bị bỏng nặng, nồng độ phosphat trong cơ thể sẽ giảm xuống mức nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân phải được bổ sung phosphat để duy trì sức khỏe.
Những điều cần biết về chứng hạ phosphat trong máu 1
Nguyên nhân gây hạ phosphate máu bao gồm bị bỏng
  • Nhiễm kiềm hô hấp: Đây là mức giảm áp suất carbon dioxide mà không tăng bicarbonate, thường xảy ra khi bạn thở gấp hoặc đơn giản là hít vào thở ra quá nhanh. Nhiễm kiềm hô hấp gây ra tình trạng giảm phosphat máu cấp tính vì các tế bào của bạn bắt đầu di chuyển một cách tự nhiên xung quanh kho dự trữ phosphat trong xương. 

Hạ phosphat máu mãn tính

Thông thường, tình trạng giảm phosphat máu mãn tính là do các vấn đề về thận và khả năng hấp thụ phốt pho của thận:

  • Suy dinh dưỡng/đói: Tình trạng đói, suy dinh dưỡng và chán ăn liên tục có thể làm cạn kiệt lượng phốt pho dự trữ trong cơ thể theo thời gian. 
  • Bệnh cường cận giáp: Các tuyến nằm gần tuyến giáp gọi là tuyến cận giáp sản sinh ra một loại hormone báo hiệu cho cơ thể lượng phốt pho cần thiết. Bệnh cường cận giáp khiến cơ thể bài tiết quá mức hormone này và thải ra quá nhiều phốt pho hơn mức cần thiết.
  • Nội tiết tố: Hội chứng Cushing hoặc suy giáp có thể tác động đến cơ thể theo những cách tương tự như bệnh cường cận giáp. Ví dụ, chúng có thể khiến cơ thể đưa lượng phốt pho bất thường vào máu.
  • Thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D làm suy giảm sức khỏe của xương và khả năng tự khoáng hóa của xương.
  • Rối loạn điện giải: Các rối loạn như hạ magie máu và hạ kali máu ảnh hưởng đến khả năng tạo ra và hấp thụ chất điện giải của cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng hạ phosphat máu cấp tính.
  • Thuốc lợi tiểu và thuốc kháng axit: Sử dụng thuốc lợi tiểu và thuốc kháng axit một thời gian dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ phốt pho của thận.

Triệu chứng của hạ phosphat máu bạn cần biết

Tình trạng hạ phosphat máu có thể là do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó gây ra và thường không có triệu chứng cụ thể. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị hạ phosphat máu, bao gồm:

Những điều cần biết về chứng hạ phosphat trong máu 2
Suy tim là một trong số những triệu chứng của hạ phosphat máu

Điều trị hạ phosphat máu thế nào?

Hạ phosphat máu ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

Những điều cần biết về chứng hạ phosphat trong máu 3
Hạ phosphat máu làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Hạ phosphat máu thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đó là lý do tại sao việc điều trị là rất quan trọng, ngay cả khi các triệu chứng không biểu hiện nghiêm trọng. Điều trị chứng giảm phosphat trong máu bao gồm việc bổ sung phốt pho với lượng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn.‌

Những trường hợp nhẹ nên được điều trị bằng cách bổ sung phốt pho qua đường uống lên tới 80 mmol mỗi ngày. Những trường hợp nặng hơn nên được điều trị bằng cách bổ sung qua đường tĩnh mạch tới 0,48 mmol/L.

Câu hỏi thường gặp về hạ phosphat trong máu

Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời phổ biến nhất về tình trạng hạ phosphat máu.

Những bệnh nào có thể gây ra mức phốt pho thấp?

Bệnh tuyến giáp, rối loạn điện giải và hội chứng Cushing đều có thể gây ra mức phosphat thấp. Ngoài ra, loại thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến mức độ phosphat.

Phốt pho thấp có làm bạn cảm thấy mệt mỏi?

Mức phosphat thấp có thể khiến một người cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi. Phosphat tham gia vào các quá trình điều chỉnh năng lượng trong cơ thể, não và tế bào của con người.

Làm thế nào để nâng cao mức độ phốt pho?

Người có nồng độ phosphat thấp nên nói chuyện với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. 

Phosphat rất cần thiết cho nhiều quá trình hoạt động của cơ thể con người. Mức độ bất thường có thể ảnh hưởng đến năng lượng, não, tim hoặc các cơ quan và hệ thống khác.

Một người có thể không nhận thức được mức độ phosphat thấp trong cơ thể. Do đó, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị hạ phosphat trong máu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin