Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tăng tiểu cầu là gì? Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Ngày 11/10/2022
Kích thước chữ

Nếu bạn bị tăng tiểu cầu, một chứng rối loạn huyết học đặc trưng bởi số lượng tiểu cầu trong máu tăng cao, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thay đổi một chút trong chế độ ăn uống. Vậy bệnh tăng tiều cầu không nên ăn gì? Hãy đọc tiếp bài viết để hiểu thêm vai trò của thực phẩm trong việc sống chung với bệnh tăng tiểu cầu nhé!

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy một chế độ ăn uống chuyên biệt có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, nhưng việc ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng của mình. Bạn đọc hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu trả lời câu hỏi "Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?" nhé!

Bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Tăng tiểu cầu là tình trạng có quá nhiều tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu là những tế bào máu có tác dụng cầm máu bằng cách kếp hợp lại với nhau để tạo thành cục máu đông. Tuy nhiên, quá nhiều tiểu cầu có thể khiến máu trở nên dễ đông hơn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng tiểu cầu có thể gây ra các cục máu đông, gây nguy hiểm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Tăng tiểu cầu là gì? Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? 2 Bệnh tăng tiểu cầu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Có hai loại tăng tiểu cầu là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: Là một rối loạn máu hiếm gặp do tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Tủy xương là nơi tạo ra hầu hết các tế bào trong của cơ thể, bao gồm cả tiểu cầu. Với chứng tăng tiểu cầu nguyên phát, quá trình sản xuất tế bào máu ở tủy xương gặp trục trặc, khiến cho lượng tủy cầu tăng cao bất thường.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: Là tình trạng tăng tiểu cầu để đáp ứng với các tác nhân như chấn thương, nhiễm trùng, không có lá lách… Tình trạng này thường chỉ xảy ra tạm thời.

Nguyên nhân gây tăng tiểu cầu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng tiểu cầu và được chia thành 2 loại chính đó là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.

Tăng tiểu cầu nguyên phát

Tăng tiểu cầu nguyên phát là một tình trạng di truyền mắc phải. Khi đó, một số gen đóng vai trò trong việc sản xuất tiểu cầu bị biến đổi hoặc đột biến. Điều này khiến cho tủy xương sản xuất ra quá nhiều tiểu cầu.

Hơn một nửa số người bị tăng tiểu cầu nguyên phát có đột biến gen được gọi là JAK2. Các đột biến khác ảnh hưởng đến gen là CALR hoặc MPL.

Tăng tiểu cầu thứ phát

Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nhân ngoại lai, khiến cho cơ thể sản xuất tiểu cầu quá mức. Một trường hợp nữa đó là cơ thể không thể tiêu hủy các tiểu cầu dư thừa ở tốc độ bình thường, gây ra tích tụ quá nhiều tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu thứ phát có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Thiếu máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Chứng viêm.
  • Xuất hiện vết thương trên cơ thể.
  • Suy thận.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thường cần cắt bỏ lá lách.
  • Điều trị thiếu hụt vitamin B12.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây tăng tiểu cầu.
  • Ung thư.

Triệu chứng của bệnh tăng tiểu cầu

Hầu hết những người bị tăng tiểu cầu không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường liên quan đến các vấn đề chảy máu và đông máu trong cơ thể. 

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nhức đầu.
  • Dễ bị bầm tím hay xuất hiện máu tụ.
  • Hay bị choáng váng hoặc chóng mặt.
  • Chảy máu mũi, miệng và lợi.
  • Chảy máu đường tiêu hóa.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, tăng tiểu cầu có thể gây ra các cục máu đông bất thường trong mạch máu hoặc trong ổ bụng, làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy khi bạn xuất hiện một trong những triệu chứng trên hãy đến ngay các cơ sở y tế để nhận được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.

Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

"Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng với việc sử dụng thuốc uống theo yêu cầu của bác sĩ, thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh một số loại thực phẩm nhất định cũng góp phần vào việc giảm mức tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu là gì? Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? 1 Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Một số thực phẩm mà người bị bệnh tăng tiểu cầu nên tránh bao gồm:

  • Thực phẩm đã qua tinh chế: Những người bị tăng tiểu cầu nên tránh các thực phẩm như đường và các loại ngũ cốc đã loại bỏ cám. Nên chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt hay bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này ngoài việc làm giảm cholesterol, chúng còn giúp cho sức khỏe đường ruột được cải thiện.
  • Chất béo: Nên sử dụng các loại dầu thực vật thay cho chất béo bão hòa. Chất béo bão hoà có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch với những người bị tăng tiểu cầu, chẳng hạn như xơ vữa động mạch hay đột quỵ.
  • Các chất kích thích như rượu, cà phê và thuốc lá: Tất cả những chất này đều khiến cho sức khỏe tim mạch bị suy giảm, vốn đã bị tổn hại ở những người bị tăng tiểu cầu. Caffeine và thuốc lá sẽ làm tăng huyết áp, trong khi lạm dụng rượu có thể gây ra mất cân bằng dinh dưỡng.
Tăng tiểu cầu là gì? Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? 4 Người bị tăng tiểu cầu không nên lạm dụng chất kích thích

Những thực phẩm có lợi cho người bị tăng tiểu cầu 

Sau khi biết được người bị bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì, có lẽ bạn đọc sẽ tò mò xem những người bị bệnh này nên ăn những gì. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà bạn nên sử dụng để hạn chế tác động của bệnh tăng tiểu cầu:

  • Nước: Luôn uống ít nhất từ 1 - 1,5 lít nước mỗi ngày, vì điều này sẽ khiến cho tiểu cầu không bị kết tụ này bằng cách làm loãng máu. Uống từng ngụm nước ấm sau mỗi 30 phút hoặc 1 giờ có thể làm sạch các chất độc hại khỏi cơ thể.
  • Tỏi: Tỏi là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho nhiều loại bệnh và nó cũng làm giảm tiểu cầu, do một hợp chất hoạt tính gọi là allicin, một chất làm giãn mạch và chống đông máu.
  • Omega-3: Acid béo Omega-3 góp phần làm giảm tính dính của tiểu cầu, làm giảm khả năng kết tụ của chúng trong máu. Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 bao gồm hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và cá hồi.
  • Củ nghệ: Củ nghệ cũng có thể hoạt động giống như một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu và làm giảm xu hướng hình thành cục máu đông trong mạch máu. 
  • Quả lựu: Các hợp chất chống oxy hóa trong quả lựu được gọi là polyphenol giúp làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch, do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của chúng.
Tăng tiểu cầu là gì? Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? 5 Cá hồi rất có lợi cho người bị tăng tiểu cầu do chứa nhiều Omega-3

Những thực phẩm kể trên có thể giúp bạn chữa bệnh một cách tự nhiên. Dù vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh những rủi ro có thể xảy ra, cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với thuốc đang sử dụng. Vậy là bạn đã được giải đáp câu hỏi "Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?". Nhà Thuốc Long Châu kính chúc bạn một ngày làm việc thật nhiều năng lượng và hiệu quả!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin