Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cắt dính thắng lưỡi được xem là giải pháp nhằm khắc phục tình trạng dính thắng lưỡi. Tuy nhiên, cắt thắng lưỡi có bị dính lại không lại là vấn đề khiến cho nhiều người cảm thấy rất lo lắng.
Dính thắng lưỡi là một tật gây cản trở không nhỏ đối với việc bú sữa ở trẻ em còn ở người lớn thì có thể gặp khó khăn khi lè lưỡi. Nhiều người đã lựa chọn cắt dính thắng lưỡi để khắc phục tình trạng này. Vậy cắt thắng lưỡi có bị dính lại không?
Bé bị dính thắng lưỡi là như thế nào? Dính thắng lưỡi là một tình trạng bẩm sinh khiến cho chuyển động lưỡi bị hạn chế. Thắng lưỡi vốn là dải mô nối từ vùng đầu lưỡi xuống dưới sàn miệng. Khi bị dính thắng lưỡi, dải mô này dày, ngắn và căng một cách bất thường.
Bất cứ một đứa trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ bị dính thắng lưỡi do dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế cử động bình thường ở lưỡi. Theo số liệu thống kê thì có tới 5% số trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi khi vừa mới sinh ra và được phát hiện ngay trong tháng đầu sau khi sinh khi tiêm chủng, thăm khám sức khỏe theo định kỳ.
Dính thắng lưỡi là một trong số những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp vấn đề khó khăn khi bú nên trẻ sẽ bú rất lâu hoặc chậm lên cân. Tùy thuộc vào lứa tuổi và mức độ dị tật mà các triệu chứng sẽ có biểu hiện khác nhau. Cách nhận biết dính thắng lưỡi cụ thể sau:
Nếu như trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi với độ 1 và độ 2 thì sẽ được các bác sĩ thăm khám, đánh giá và theo dõi tình trạng. Những trẻ bị dính thắng lưỡi với mức độ nhẹ thì hầu như không gây ảnh hưởng tới việc phát âm, ăn uống và có thể tự điều chỉnh ở mức ổn.
Trong trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi với mức độ nặng và ảnh hưởng đến quá trình bú sữa thì nên được chỉ định cắt dính thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Nếu dính thắng lưỡi làm ảnh hưởng tới quá trình phát âm thì cần có chỉ định cắt dĩnh thắng lưỡi trước giai đoạn mà trẻ phát triển ngôn ngữ.
Ngay sau khi nhận thấy trẻ mắc phải tật dính thắng lưỡi, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá mức độ của dính thắng lưỡi để xem xét có phải cắt hay không.
Tùy thuộc vào mức độ dính ít hay nhiều và mức độ ảnh hưởng tới quá trình bú mẹ hay phát âm của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt thắng lưỡi. Trong trường hợp nếu như trẻ bị dính với mức độ nhiều và gây ảnh hưởng tới việc bú thì trẻ sẽ được cắt sớm. Nếu dính thắng lưỡi ảnh hưởng tới quá trình phát âm thì cần phải được đánh giá bởi các bác sĩ thuộc chuyên khoa răng hàm mặt để loại trừ ra những trường hợp gây phát âm khó ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt thắng lưỡi còn phải phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Nếu như trẻ dưới 3 tuổi thì cần phải giữ cho đầu trẻ thật chặt. Trẻ có thể chỉ được tiêm hoặc bôi thuốc tê rồi dùng dao điện để thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Kỹ thuật này có thể giúp cho trẻ được bú lại ngay sau khi cắt dính thắng lưỡi. Tuy vậy, đối với trẻ lớn hơn thì có thể thực hiện cắt dính thắng lưỡi gây tê hoặc gây mê rồi sử dụng máy cắt đốt hoặc dao mổ để cắt thắng lưỡi rồi khâu lại.
Sau khi cắt dính thắng lưỡi, nếu như bị chảy máu thì thường là rất ít, chỉ từ 1 đến 2 giọt. Việc cắt dính thắng lưỡi có thể nhiễm trùng vết cắt thắng lưỡi, để lại sẹo hoặc có thể tái dính thắng lưỡi nếu chưa cắt hết phần dính.
Chi phí của phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi phù thuộc rất nhiều vào phương pháp mà bác sĩ lựa chọn là gây mê hay gây tê. Điều này còn tùy vào mức độ dính thắng lưỡi và độ tuổi cần phải thực hiện phẫu thuật. Sau khi cắt dính thắng lưỡi, nếu như bé được ổn định thì sẽ được cho về nhà ngay trong ngày và không tốn quá nhiều chi phí nằm viện.
Vậy cắt thắng lưỡi có bị dính lại không? Dính thắng lưỡi vốn là tật bẩm sinh và có thể gây ra nhiều sự khó chịu cho các hoạt động hàng ngày của trẻ nhỏ. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.