Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng là gì? Có nguồn gốc từ đâu và tính ứng dụng trong y học hiện đại ra sao? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu sơ lược về loại tế bào gốc này nhé!
Tế bào gốc vạn năng là loại tế bào có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào nội bì, trung bì và ngoại bì. Loại tế bào gốc này không chỉ mang đến hy vọng trong việc điều trị hiệu quả nhiều bệnh nặng mà còn đặt nền móng cho những liệu pháp y học tiên tiến trong tương lai. Vậy tế bào gốc vạn năng cảm ứng là gì và tính ứng dụng trong y học như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (Induced pluripotent stem cells - iPSC) hay tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng, là loại tế bào được tái lập trình từ tế bào da hoặc máu, đưa chúng về trạng thái tương tự tế bào phôi thai. Nhờ đó, iPSC có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học và điều trị y học.
Chẳng hạn, iPSC có thể được sử dụng để tạo ra các organoid - một cấu trúc khối tế bào 3D mô phỏng chính xác hơn về chức năng và sinh lý so với lớp tế bào phẳng thông thường. Khi nguồn tế bào soma (tế bào sinh dưỡng) được lấy từ một bệnh nhân cụ thể, chúng sẽ được tái lập trình để tạo organoid, từ đó tiến hành thử nghiệm thuốc cá nhân hóa nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, iPSC có tiềm năng biệt hóa thành tế bào beta hỗ trợ điều trị tiểu đường, tế bào máu giúp tái tạo máu mới hoặc tế bào thần kinh để chữa trị chứng rối loạn thần kinh.
Với khả năng tăng sinh không giới hạn và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như thần kinh, tim, gan hay tuyến tụy, iPSC mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực y học tái tạo. Đây là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng, mang lại hy vọng cho việc điều trị nhiều căn bệnh phức tạp.
Năm 2006, nhà khoa học Shinya Yamanaka từ Nhật Bản đã công bố bước đột phá mới trong nghiên cứu khi tạo ra tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) có khả năng tương tự tế bào gốc phôi thai bằng cách tái lập trình các tế bào trưởng thành. Thành tựu này đã khẳng định tiềm năng của tế bào trưởng thành trong việc chuyển đổi thành tế bào đa tiềm năng, mở ra một chương mới trong lĩnh vực y học tái tạo. Với cống hiến nổi bật này, ông đã được trao giải Nobel vào năm 2012.
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng có thể được tái lập trình từ các tế bào trưởng thành của bệnh nhân, vừa đáp ứng khả năng tương thích cao vừa tránh được các vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng phôi thai. Mặc dù tế bào gốc phôi cũng mang đặc tính đa tiềm năng, nhưng chúng đã gây ra nhiều tranh cãi do yêu cầu phá hủy phôi thai ở giai đoạn tiền làm tổ.
Dù sở hữu tiềm năng to lớn trong nghiên cứu và điều trị các bệnh khó chữa, việc phát triển và ứng dụng iPSC vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là nguy cơ hình thành khối u do quá trình tái lập trình từ tế bào trưởng thành. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang nỗ lực cải thiện hiệu suất tái lập trình và kiểm soát hội nhập gen để tăng tính an toàn khi sử dụng iPSC.
Về vấn đề này, một nhóm nhà khoa học đã công bố công nghệ loại bỏ gen ung thư trong tế bào gốc vạn năng cảm ứng vào năm 2008. Điều này sẽ làm tăng khả năng ứng dụng iPSC trong việc điều trị các bệnh nan y ở người, mang lại hy vọng mới trong lĩnh vực y học tái tạo.
Tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng (iPSC) được coi là một bước tiến quan trọng của y học hiện đại nhờ những đặc tính ưu việt trong điều trị các bệnh lý thực thể. Một số điểm nổi bật của iPSC được các chuyên gia đánh giá cao bao gồm:
Với những ưu điểm trên, iPSC không chỉ là một công cụ nghiên cứu đột phá mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong việc ứng dụng y học cá nhân hóa và điều trị các bệnh khó chữa.
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) sở hữu khả năng biệt hóa thành mọi loại tế bào trong cơ thể, tương tự như tế bào gốc phôi, từ đó mở ra nhiều tiềm năng trong nghiên cứu và điều trị. Những ứng dụng nổi bật của iPSC có thể kể đến:
Nhìn chung, tế bào gốc vạn năng cảm ứng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều bước tiến lớn trong y học và nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học. Hy vọng rằng, loại tế bào gốc này sẽ được ứng dụng để điều trị các bệnh lý phức tạp nhiều hơn trong tương lai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.