Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo đó, tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hóa thành toàn bộ các tế bào bên trong cơ thể. Vậy, tế bào gốc khác gì tế bào bình thường? Bạn có bao giờ tò tò về vấn đề này hay không?
Hiểu rõ sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu, khai thác được tối đa tiềm năng của các loại tế bào này trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc lời giải đáp cho thắc mắc “Tế bào gốc khác gì tế bào bình thường?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Để biết được cụ thể, tế bào gốc khác gì tế bào bình thường thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu riêng từng loại tế bào. Theo đó, tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự làm mới đồng thời biệt hóa thành nhiều các loại tế bào chuyên biệt khác nhau. Cơ thể của con người được tạo nên từ hàng tỷ tế bào chuyên biệt, mỗi tế bào đều có những chức năng và đặc điểm riêng để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Nếu hồng cầu là tế bào có cấu trúc đặc biệt nhằm tối ưu hóa việc vận chuyển oxy và có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp nơi trên cơ thể thì các tế bào gan chủ yếu đảm nhận những nhiệm vụ khác như lọc, xử lý độc tố máu. Đồng thời, tế bào gan cũng sản xuất ra các chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ. Còn tế bào da giống như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Và tất cả các loại tế bào này bên trong cơ thể, từ hồng cầu đến tế bào da, tế bào gan đều có chung nguồn gốc từ tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa.
Vào ngày thứ 3 sau quá trình thụ tinh, hợp tử sẽ phát triển thành phôi dâu gồm 8 tế bào là những tế bào vạn năng có khả năng biệt hóa thành toàn bộ phôi thai, bao gồm cả thai nhi và bánh nhau. Ở ngày thứ 5, hợp tử sẽ phát triển thành phôi nang và khối tế bào bên trong phôi nang chính là quần thể tế bào gốc vạn năng có thể biệt hóa thành toàn bộ cơ thể con người. Các tế bào gốc này vẫn sẽ tồn tại ở đa số các mô sau khi ra đời và chúng giữ nhiệm vụ sửa chữa, duy trì và bù lại lượng tế bào đã mất đi do bệnh tật, chấn thương,...
Tế bào bình thường hay tế bào sinh dưỡng “bình thường” là những tế bào cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể thực hiện đúng các chức năng và duy trì hoạt động sống. Các loại tế bào sinh dưỡng bao gồm tế bào cơ, tế bào da, tế bào thần kinh, tế bào máu và nhiều loại tế bào khác. Điều quan trọng là những tế bào bình thường này không có khả năng tự tái tạo hoặc chỉ giới hạn ở một số lần nguyên phân nhất định. Do đó, một khi các tế bào này chết đi, chúng sẽ cần được thay thế từ các tế bào khác như tế bào gốc, có khả năng phân chia và biệt hóa.
Nói đơn giản hơn, tế bào bình thường là những tế bào đã biệt hóa để thực hiện các chức năng cụ thể, chuyên biệt tại một bộ phận nhất định trong cơ thể. Các tế bào này chiếm phần lớn trong số các tế bào và tạo nên cấu trúc chính của cơ thể đồng thời thực hiện một số các nhiệm vụ quan trọng, cụ thể khác tại vị trí của mình.
Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 loại tế bào này đó chính là khả năng tự phân chia. Tế bào bình thường chỉ có thể phân chia trong mức giới hạn thì tế bào gốc lại có thể phân chia không giới hạn. Nhờ đó mà tế bào gốc đã trở thành nguồn cung quan trọng cho việc chỉnh sửa, thay thế các tế bào, mô bên trong cơ thể.
Dĩ nhiên, tế bào gốc vẫn giữ được khả năng biệt hóa thành nhiều các loại tế bào khác và chưa biệt hóa hoàn toàn. Ngược lại, tế bào sinh dưỡng đã trải qua quá trình biệt hóa thành các tế bào cụ thể, thực hiện các chức năng bên trong cơ thể và không thể chuyển hóa thành các loại tế bào khác. Thậm chí cũng không thể quay ngược lại thành tế bào gốc.
Có thể tìm thấy tế bào gốc ở nhiều nơi bên trong cơ thể, những nơi như da, tủy xương, mô mỡ và các cơ quan khác. Những vị trí này tạo điều kiện cho chúng dễ dàng tham gia vào quá trình tái tạo, sửa chữa các tế bào cũng như mô bị tổn thương, mất mát,...
Còn những tế bào sinh dưỡng là các thành phần cấu tạo nên các mô, cơ quan. Chức năng của chúng có liên quan đến vị trí cụ thể của chúng trong cơ thể. Ví dụ như tế bào da, tế bào thần kinh, cơ bắp,...
Nếu tế bào gốc được nghiên cứu và kỳ vọng trở thành phương pháp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh Parkinson,... Thì tế bào sinh dưỡng có nhiệm vụ thực hiện các chức năng trong cơ thể.
Như vậy, qua đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những điểm khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường. Tế bào nào cũng đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Mong rằng trong tương lai, y học có thể tận dụng tối đa tiềm năng của các loại tế bào giúp điều trị các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, từ đó nâng cao chất lượng sống của con người.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.