Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lao hạch khá phổ biến tuy nhiên được nhận xét rằng dễ điều trị hơn các bệnh lao khác và thường xuất hiện ở các vị trí như: Cổ, nách, bẹn. Vậy bệnh lao hạch có tái phát không? Hãy cùng tìm hiểu với nhà thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh lao hạch có thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi nhưng đặc biệt là thường xuất hiện ở trẻ em. Lao hạch có thể được chữa trị bằng thuốc hoặc bằng phương pháp mổ nếu cần thiết.
Hạch bạch huyết là những hạch có cấu trúc nhỏ, phân bố rải rác khắp cơ thể, thuộc hệ thống mạch bạch huyết. Bình thường, các hạch này có kích thước nhỏ chỉ bằng một hạt gạo, hạt đậu và hoà lẫn vào những mô xung quanh và không thể sờ thấy.
Hạch thường đứng tập hợp thành cụm, có chức năng tạo kháng thể, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác hại từ bên ngoài.
Hạch là nơi mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trong đó thường gặp là vi khuẩn lao, dẫn tới gây viêm - lao hạch.
Lao hạch là một bệnh viêm mạn tính ở hệ thống hạch bạch huyết ngoại vi (hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách…) do vi khuẩn lao gây nên.
Để trả lời câu hỏi lao hạch có nguy hiểm hay không thì cần phải xác định các thể lao hạch. Lao hạch chia làm 3 thể:
Với mỗi thể khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:
So các thể lao khác, lao hạch điều trị đơn giản hơn. Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người, điều trị lao hạch bao lâu là cũng tùy vào việc người bệnh có điều trị đúng lộ trình hay không.
Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng hay không nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, bỏ dở việc điều trị khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh không những không khỏi mà còn có nguy cơ tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở thành lao kháng thuốc, lúc này việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn về sau.
Nếu bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, không khu trú hay di động thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch. Lao hạch ở trẻ em thường sẽ được trị khỏi dứt điểm nếu được điều trị đúng liệu trình, giữ vệ sinh sạch sẽ. Không cần cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại sự thâm nhập của trực khuẩn lao.
Lao hạch có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa:
Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, răng sâu nên được nhổ hoặc chữa sớm để tránh vi khuẩn tấn công.
Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, phối hợp tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.
Chăm sóc sức khỏe tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, sinh hoạt khoa học, hạn chế tiếp xúc rượu, bia sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng một cách đáng kể.
Lao hạch là bệnh không lây tuy nhiên lao hạch có thể tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Khi đã được chẩn đoán bệnh lao, người bệnh nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt cùng với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.