Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao hạch là một loại bệnh lao ngoài phổi phổ biến và đang dần có dấu hiệu trẻ hoá. Do đó, cần hiểu rõ và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu nhận biết dấu hiệu lao hạch qua bài viết dưới đây nhé!
Khác với bệnh lao phổi, lao hạch không lây nhiễm cho người xung quanh do vi khuẩn lao hạch chỉ khu trú, phát triển ở trong hạch. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sẽ không có dấu hiệu gì rõ ràng gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi phổ biến, thường gặp nhất ở trẻ em. Lao hạch thường xuất hiện ở các vị trí: Cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xuất hiện ở các bộ phận nội tạng như: Hạch trung thất, hạch mạc treo.
Bình thường các hạch trong cơ thể rất nhỏ, chỉ to bằng hạt thóc, hạt đậu và lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổ, sờ ngoài da có thể cảm nhận nghĩa là đã sưng to. Tình trạng hạch khi bị lao hạch thường sờ nắn không đau, mềm căng.
Vi khuẩn lao gây bệnh thường là các chủng M.tuberculosis, M.bovis, M.africanum, trong đó chủ yếu do M.tuberculosis.
Khi bị virus lao hạch tấn công, hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện chính là một hoặc nhiều hạch sưng to. Kích thước của hạch sẽ tăng dần dần một cách âm thầm nên người bệnh thường không biết được hạch xuất hiện từ lúc nào. Hạch sưng to lên từng ngày nhưng bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, vùng da có hạch không nóng, không đỏ.
Có trường hợp nhiều hạch cùng một chỗ bị sưng, lớn nhỏ không đều nhau, tập trung lại tạo thành một chuỗi. Đôi khi chỉ xuất hiện một hạch duy nhất tại vị trí cổ bị sưng to.
Các giai đoạn phát triển của hạch lao như sau:
Bên cạnh các biểu hiện điển hình ở từng giai đoạn bệnh, người bệnh lao hạch có thể xuất hiện một số triệu chứng chung khác khi nhiễm lao như: Sốt nhẹ về chiều, hay cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sụt cân,…
Đôi khi trong quá trình mắc bệnh, người bệnh cảm thấy sức khỏe bình thường và chỉ phát hiện là hạch lao khi bệnh nhân tình cờ chạm vào thấy nổi hạch ở vùng cổ hoặc ở vị trí khác trên cơ thể nên đi thăm khám. Một số trường hợp bị bội nhiễm hoặc những bộ phận khác như phổi, xương bị ảnh hưởng bởi lao thì sẽ biểu hiện các triệu chứng toàn thân nặng nề hơn.
Riêng ở thể hạch lao khối u (viêm hạch lao phì đại) thường có các triệu chứng điển hình như: Có khối u ở cổ, thấy xuất hiện một hoặc nhiều hạch nổi to. Theo thời gian, nhóm hạch này dính thành một khối lớn. Mặc dù khối u không gây đau, không đỏ, sờ chắc và di động nhưng một khi chúng phát triển quá to có thể chiếm phần lớn vùng cổ, nghiêm trọng hơn nữa là gây biến dạng cổ người bệnh. Một số hạch xuất hiện ở vùng mang tai hoặc dưới hàm cũng rất dễ bị phì đại. Hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên đây cũng là thể bệnh rất ít gặp.
Bệnh lao hạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam lẫn nữ, người lớn và cả trẻ em. Vậy đâu là biện pháp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả? Tương tự như các bệnh lý khác, luôn chú ý tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể là biện pháp ngừa bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số điều dưới đây để giúp phòng tránh bệnh:
Trên đây là một số thông tin về bệnh lao hạch cũng như các dấu hiệu lao hạch có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã có thêm kiến thức để nhận biết sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.