Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số triệu chứng thường gặp của lao phổi kháng thuốc

Ngày 28/02/2022
Kích thước chữ

Bệnh lao kháng thuốc là một biến thể của bệnh lao nhưng lại nguy hiểm và khó điều trị hơn rất nhiều. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để biết được một số triệu chứng của lao phổi kháng thuốc để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Một khi đã mắc lao phổi kháng thuốc thì việc điều trị sẽ tốn kém và mất thời gian hơn gấp nhiều lần so với những người mắc bệnh lao thông thường.

Bệnh lao kháng thuốc là gì?

Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn lao kháng lại các loại thuốc chống lao, những trường hợp này sẽ gây khó khăn trong việc điều trị và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng. Mức độ nguy hiểm, chi phí điều trị, thời gian điều trị bệnh lao kháng thuốc sẽ kéo dài và tăng rất nhiều lần so với chi phí chữa trị bệnh lao thông thường.

Nguyên nhân gây bệnh lao kháng thuốc

Do bệnh nhân trước đó không thực hiện đầy đủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao.

Do bác sĩ chỉ định điều trị không đúng (phối hợp thuốc không đúng, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc không đúng cách…). Tuy nhiên, trường hợp này thường chỉ gặp ở những bệnh nhân khám chữa bệnh ở các phòng khám tư nhân, không uy tín, bác sĩ điều trị không có kiến thức sâu về chuyên khoa lao.

Một số triệu chứng thường gặp của lao phổi kháng thuốc

Một số bệnh nhân đã bị lao trước đây nhưng do sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm lao kháng thuốc

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đã mắc lao kháng thuốc từ trước khi điều trị lao, có nghĩa là bệnh nhân đã hít phải vi trùng lao kháng thuốc từ những người nhiễm lao kháng thuốc trong cộng đồng. Sau đó, loại vi trùng kháng thuốc này sẽ sinh sôi nảy nở trong cơ thể người bệnh, đợi tới khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu chúng mới bộc phát. Cũng nên biết rằng, trong cộng đồng có rất nhiều người mang mầm bệnh lao kháng thuốc nhưng chưa được điều trị. Những người này chính là nguồn lây lan lao kháng thuốc cho những người khỏe mạnh trong cộng đồng.

Biểu hiện của bệnh lao kháng thuốc

Các triệu chứng của bệnh lao nói chung và bệnh lao kháng thuốc nói riêng bao gồm: Cảm giác xanh xao, ốm yếu, mệt mỏi, sụt cân, sốt, đổ mồ hôi nhiều vào buổi chiều và ban đêm, ho, đau ngực và ho ra máu.

Các triệu chứng khác nhau của bệnh lao nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào khu vực và cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng. 

Về lâm sàng

Trong quá trình điều trị lao, các triệu chứng như sốt, ho, khạc ra đờm không thuyên giảm, hoặc thuyên giảm một thời gian rồi tái trở lại và trở nên nặng hơn, bệnh nhân tiếp tục sụt cân.

Người chưa mắc bệnh lao bao giờ vẫn có thể mắc bệnh lao kháng thuốc và triệu chứng lâm sàng của lao đa kháng cũng không khác biệt nhiều so với bệnh lao thông thường.

Về cận lâm sàng

Biểu hiện thông qua xét nghiệm AFB, kết quả nuôi cấy dương tính liên tục hoặc âm tính một thời gian rồi dương tính trở lại. Kết quả âm tính, dương tính xen kẽ ở người đang điều trị lao.

Kết quả kháng với các thuốc chống lao hàng 1, hàng 2 thể hiện trên kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ.

Hình ảnh tổn thương trên phim X - quang phổi không thay đổi, có thể xuất hiện thêm một số tổn thương mới trong quá trình điều trị mặc dù áp dụng đúng phác đồ có kiểm soát. Nếu người chưa bao giờ mắc lao kháng thuốc bị bệnh, hình ảnh tổn thương trên phim X - quang sẽ không khác biệt so quá lớn so với bệnh lao thông thường.

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lao kháng thuốc?

Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa bệnh:

  • Dùng các loại thuốc điều trị lao theo đúng chỉ định của bác sĩ: Không được bỏ liều, quên liều và không được tự ý ngừng điều trị sớm. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp khó khăn trong quá trình dùng thuốc hoặc điều trị. 
  • Thăm khám và chẩn đoán nhanh: Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa lao kháng thuốc bằng cách chẩn đoán nhanh các trường hợp, tuân theo hướng dẫn điều trị được khuyến nghị, theo dõi phản ứng của bệnh nhân với việc điều trị mới và đảm bảo phác đồ điều trị được hoàn thành.
  • Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân lao kháng thuốc: Hạn chế đến những nơi đông đúc vì những nơi đó có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Chẳng hạn như bệnh viện, nơi tạm trú cho người vô gia cư, liveshow ca nhạc, hội chợ,... Nếu bạn làm việc tại các bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi có thể gặp bệnh nhân lao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực các biện pháp bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang, thường khuyên sát khuẩn tay,... để ngăn ngừa phơi nhiễm với bệnh lao.

Một số triệu chứng thường gặp của lao phổi kháng thuốc 2

Uống thuốc đủ liều và đúng giờ là biện pháp tránh lao kháng thuốc hiệu quả

Lao kháng thuốc không còn là một bệnh hiếm gặp. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Lao kháng thuốc có chữa được không?

Phác đồ điều trị lao theo tiêu chuẩn đó là kéo dài trong vòng 6 tháng và chúng thường không có hiệu quả đối với những người mắc bệnh lao kháng thuốc. Bệnh lao kháng thuốc cực kỳ khó điều trị. Nếu không tìm được thuốc phù hợp để điều trị lao kháng thuốc, bệnh có thể sẽ không thể chữa khỏi và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nhiều người lo lắng rằng: “Lao kháng thuốc có chữa được không?”. Câu trả lời là có. Việc điều trị căn bệnh này khá khó khăn, thường đòi hỏi nhiều loại thuốc khác nhau và phác đồ điều trị lao kháng thuốc cũng kéo dài hơn nhưng không phải hoàn toàn không chữa được. Người bị lao kháng thuốc nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về bệnh lao.

Ở một số quốc gia, việc điều trị lao kháng thuốc ngày càng trở nên khó khăn. Các lựa chọn điều trị có thể bị giới hạn và khá tốn kém. Bởi không phải lúc nào các loại thuốc có sẵn cũng phù hợp để điều trị bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Một số triệu chứng thường gặp của lao phổi kháng thuốc 3

Lao kháng thuốc có thể chữa được bằng thuốc uống, thuốc tiêm đặc trị nhưng thời gian sẽ lâu hơn bình thường

Tùy vào loại thuốc bị kháng và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những loại thuốc khác nhau.

Thuốc tiêm điều trị lao kháng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như mất thính lực, các vấn đề về thăng bằng. Đôi khi, phẫu thuật là cần thiết trong trường hợp bị lao phổi, loại bỏ các khu vực phổi bị phá hủy có chứa vi khuẩn và không thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị được nữa.

Để điều trị lao phổi kháng thuốc cần tốn nhiều tài lực, vật lực và thời gian hơn bệnh lao thông thường. Hi vọng qua bài viết trên đây, quý đọc giả có thể hiểu hơn về bệnh lao phổi tái phát cũng như những nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có các biện pháp phòng bệnh đúng đắn cho bản thân và những người trong gia đình.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.