Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ thường được khuyến khích tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một số bé sau khi tiêm phòng lao bị nổi hạch. Vậy trẻ tiêm phòng lao bị nổi hạch có phải là phản ứng nguy hiểm hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Sau khi tiêm vắc-xin phòng lao, một số bé có thể có phản ứng sưng hạch ở cổ, nách, ở dưới đòn bên trái (tỉ lệ ước tính khoảng < 1%) và đây gọi là phản ứng viêm hạch sau tiêm vắc-xin BCG phòng lao.
Ngay sau khi tiêm vắc xin BCG với một lượng nhỏ (0,1 ml) vào lớp trên cùng của phần da (trong da) bắp tay trái thì thường sẽ xuất hiện một nốt nhỏ tại vị trí tiêm. Nốt nhỏ này sẽ biến mất sau khoảng 30 phút. Sau 2 tuần, chỗ tiêm có thể xuất hiện một vết loét đỏ. Tuy nhiên vết thương này sẽ tự lành và để lại sẹo có đường kính khoảng 5 mm. Vết sẹo này chứng minh trẻ đã được tiêm phòng lao và có miễn dịch.
Sau khi tiêm BCG, cơ thể sẽ có một số phản ứng nhẹ để chống lại dị vật xâm nhập vào cơ thể như:
Sau khi tiêm phòng BCG, nếu trẻ bị nổi hạch ở nách thì có khả năng lớn đây là viêm hạch phản ứng do BCG, ngoài ra còn một số đặc điểm khác như:
Hạch viêm phản ứng sau tiêm phòng bệnh lao thường là lành tính. Hạch có thể tự biến mất. Chỉ một số trường hợp hóa mủ và số ít bị vôi hóa.
Hạch viêm không hóa mủ: Trường hợp này chủ yếu điều trị bảo tồn và theo dõi. Thường bệnh có thể tự khỏi sau 6 đến 9 tháng. Nếu hạch chuyển sang hoá mủ hoặc hạch to dần trên 2cm, tồn tại kéo dài 6 đến 9 tháng thì cân nhắc phương pháp phẫu thuật.
Hạch viêm hoá mủ: Trường hợp này hạch sẽ dần to lên và hoá mủ. Có 2 hướng điều trị chính:
Việc trẻ bị nổi hạch ở nách trái tuy có thể chỉ là một phản ứng thông thường của cơ thể sau khi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh lao. Nhưng các bậc phu huynh cũng không nên chủ quan vì cũng có thể hạch bắt nguồn từ các nguyên nhân khác. Do đó khi hạch xuất hiện ở nách trẻ, sưng đau, hoặc tồn tại trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để bé được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Không nên dùng kháng sinh chống lao nếu chưa xác định được nguyên nhân gây nổi hạch. Chỉ khi trẻ bị bội nhiễm do tụ cầu hay liên cầu mới dùng kháng sinh.
Không nên tự ý hoặc lạm dụng rạch dẫn lưu mủ vì có thể dẫn tới làm chậm lành vết thương, kéo dài thời gian chảy mủ và để lại sẹo về sau.
Khi quyết định phẫu thuật cắt bỏ hạch phải thật cân nhắc. Chỉ thực hiện sau khi thất bại với liệu pháp chọc hút mủ 2 lần vì những nguy cơ liên quan tới gây mê và biến chứng của phẫu thuật, thậm chí hạch cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của bé, nếu cắt bỏ có thể ảnh hưởng về sau.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng trẻ tiêm phòng lao bị nổi hạch. Có thể thấy đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, bậc phu huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi bé nổi hạch, các bậc cha mẹ cũng nên theo dõi diễn biến để có phương pháp xử lí kịp thời nếu hạch có dấu hiệu bất thường.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...