Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số lưu ý về hạch lao ở trẻ sơ sinh

Ngày 30/03/2022
Kích thước chữ

Lao hạch ở trẻ em là một thể lao nằm ngoài phổi và thường nổi hạch ở các vị trí như cổ, bẹn, nách… Bệnh không lây nhiễm và không gây tử vong. Tuy nhiên, bậc phụ huynh cũng nên có một số lưu ý về hạch lao ở trẻ sơ sinh để theo dõi và chăm sóc bệnh tình của bé.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, hạch thường sẽ có kích thước lớn. Hạch lao ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhìn chung sẽ to hơn hạch của người trưởng thành và có thể dễ nhận ra bằng cách sờ nắn nhẹ vào chỗ sưng. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về hạch lao ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây nổi hạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân nổi hạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là do cơ thể các bé có phản ứng với một tác nhân nào đó. Ví dụ trong các trường hợp nhiễm trùng như viêm họng, viêm nướu,... hạch cũng có thể trở nên to hơn bình thường. Chúng cũng có thể lớn hơn lúc cơ thể các bé bị nhiễm các loại virus như viêm hạch bạch huyết. Hạch sưng ở mọi thời điểm mà có thể liên quan đến eczema.

Ở trẻ em, ung thư cũng có thể là nguyên nhân khiến hạch nổi to, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Hạch có thể tồn tại trên một tháng sau khi hết nhiễm trùng.

Hạch lao ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng cổ. Các hạch viêm thông thường (do tổn thương nướu, miệng, mũi...) là nơi vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.

Vi khuẩn gây bệnh lao hạch chính là trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

Một số lưu ý về hạch lao ở trẻ sơ sinh 1 Vi khuẩn gây bệnh lao hạch chính là trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis

Đường thâm nhập của lao hạch ở trẻ em

Như đã nói ở trên, trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết thông qua các tổn thương lao ở niêm mạc miệng, hoặc từ một vết thương thông thường nào đó do sang chấn, nhiễm khuẩn. Trực khuẩn lao thông qua niêm mạc đi vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát) mà không để lại dấu vết gì. Ngoài ra, trực khuẩn lao có thể gây viêm hạch ở nhiều chỗ.

Biểu hiện bệnh hạch lao ở trẻ sơ sinh

Hạch lao ở trẻ sơ sinh được chia ra làm nhiều biến thể có các dấu hiệu và diễn biến khác nhau. Dấu hiệu nhận biết thường ngày của lao hạch ở trẻ đó là hạch sưng lớn ở vùng cổ, có thể xuất hiện một hoặc nhiều hạch. Các hạch xuất hiện và bắt đầu sưng to dần, tuy nhiên không gây đau đớn và bó vào thấy cứng chắc. Da ở vùng hạch sưng to, không nóng, không đỏ.

Sự phát triển của hạch lao ở trẻ sơ sinh diễn biến qua 3 giai đoạn:

  • Thể viêm hạch thông thường: Không viêm quanh hạch, hạch thường xuất hiện ở vùng dưới hàm hay cạnh cổ. Có thể có một hay nhiều hạch sưng to. Hạch cứng, ấn vào không đau, có thể di chuyển dưới da. Hạch có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang quá trình viêm quanh hạch.
  • Thể viêm hạch và viêm quanh hạch: Ở giai đoạn này, các hạch sưng to và tụ lại thành một khối, nhiều hạch dính sâu vào da do viêm quanh hạch. Ban đầu hạch cứng, ấn không đau nhưng sau sẽ chuyển mềm và chuyển sáng. Da bao phủ lấy hạch có thể bị loét, rò chảy mủ màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu. Lỗ dò có bờ tím, bong ra, có thể bị bội nhiễm gây viêm hạch lan tỏa. Sau khi khối hạch đã được điều trị hết, lỗ dò có thể sẽ để lại những sẹo lồi, sùi trắng hoặc các dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Lao hạch ở trẻ em không ảnh hướng lớn đến sức khỏe của trẻ trừ những trường hợp bị bội nhiễm hay tổn thương lao phổi, xương...
  • Thể khối u: Đây là viêm hạch lao đã tiến triển thành phì đại. Thể này ít gặp, khối u thường ở cổ, ít được chú ý. Chỉ thấy một hay vài hạch nổi to, sau đó dính thành một khối không đau, di động dưới da, sờ chắc và không có hiện tượng viêm quanh hạch. Khối u lớn dần, kích thước có thể bằng quả cam, chiếm hết vùng bên cổ. Các hạch khác (dưới hàm, mang tai...) cũng bị phì đại. U có thể ở một bên nhưng đôi lúc nổi cả hai bên làm cho cổ nhìn như phình ra gây bất tiện cho vùng đầu mặt. Viêm lao hạch phì đại cực kỳ khó điều trị dứt điểm, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Một số lưu ý về hạch lao ở trẻ sơ sinh 2 Biểu hiện hạch lao ở trẻ sơ sinh dễ thấy nhất đó là nổi hạch sưng to có mủ ở cổ, nách

Lưu ý khi trẻ xuất hiện hạch lao

Hạch là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp điều kiện bất lợi hay nhiễm trùng. Đa số những hạch xuất hiện đều là lành tính. Nhưng cần cho trẻ tới gặp bác sĩ hoặc gọi cho bác sĩ tư vấn nếu trẻ xuất hiện sưng hạch và kèm theo một số triệu chứng bất thường sau:

  • Hạch có kích thước to hơn 2,5 cm, hoặc trên 1,2 cm nhưng đã nổi hạch lâu hơn một tháng.
  • Viêm hạch cổ gây khó thở cho trẻ, ảnh hưởng đến việc nuốt hoặc uống của trẻ.
  • Trẻ sốt trên 40°C và không có dấu hiệu giảm sốt sau 2 giờ uống thuốc, hoặc sốt trên 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Da vùng nổi hạch đỏ, vùng hạch sưng gây đau.
  • Hạch lớn nhanh và lớn lên sau nhiều giờ.
  • Trẻ cảm thấy đau họng.
  • Hạch có kích thước to và nổi lên ở nhiều khu vực.
  • Trẻ sơ sinh bị nổi hạch, đặc biệt là trẻ dưới một tháng tuổi.
Một số lưu ý về hạch lao ở trẻ sơ sinh 3 Bậc cha mẹ nên lưu ý khi bé sốt cao kéo dài sau tiêm phòng lao

Mặc dù hạch lao ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm tới tính mạng và bệnh cũng không lây nhiễm nhưng các bậc phụ huynh cũng nên chú ý và theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé. Nếu không kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, hạch lao sẽ để lại các vết sẹo xấu xí và gây mất thẩm mỹ về sau.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin