Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hà ăn chân (hay nấm kẽ chân) là bệnh da liễu do vi nấm gây ra. Người bị hà ăn chân thường có triệu chứng tấy đỏ, nổi bọng nước, nứt nẻ và ngứa ngáy dữ dội tại vùng da bị tổn thương. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu hà ăn chân là gì, làm cách nào trị hà ăn chân hiệu quả nhé.
Khi thời tiết ẩm ướt, hoặc khi bạn không giữ vệ sinh chân sạch sẽ, khô thoáng rất dễ gặp phải các vấn đề về da, trong đó có tình trạng hà ăn chân. Bệnh này ban đầu không nguy hiểm, khó trị nhưng nếu bạn không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của chân cũng như khiến việc điều trị về sau càng khó khăn hơn.
Hà ăn chân, hay còn quen gọi là bệnh nước ăn chân, nấm kẽ chân… có nguyên nhân gây ra bởi các loại vi nấm khác nhau, phổ biến nhất là các chủng nấm Trichophyton Rubrum, microsporum, trichophyton hay vi nấm thuộc nhóm candida albicans.
Khi bàn chân bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, không vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho nấm tấn công trực tiếp vào kẽ chân, gây tổn thương lớp trung bì da, từ đó xuất hiện triệu chứng mảng đỏ trên da với những mụn nước li ti gây ngứa, đau, bong tróc, về sau là nứt nẻ, có khi chảy máu…
Những người dân sống, sinh hoạt tại vùng nông thôn, làm công việc đồng áng nhiều, hay những công việc thường ngâm chân trong nước với điều kiện vệ sinh không đảm bảo rất dễ mắc phải bệnh hà ăn chân, gây tổn thương ban đầu chủ yếu ở những kẽ chân, sau đó sẽ lan rộng sang các vùng lân cận nếu không được chữa trị. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bệnh nhân, làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm, lở loét da, thậm chí là bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng huyết có thể đe dọa đến tính mạng nếu chủ quan.
Do bệnh gây ra bởi vi nấm và thường tấn công gây tổn thương cho các kẽ chân nên bạn sẽ thấy triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện ở 1 - 2 kẽ chân, sau có thể lây lan vi sang các khu vực khác khiến cả bàn chân đều bị vi nấm tấn công. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình nhận biết hà ăn chân:
Sau thắc mắc hà ăn chân là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề cũng được quan tâm không ít, đó là hà ăn chân có lây không?
Bạn cần lưu ý, hà ăn chân là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm nếu bạn không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ tạo cơ hội cho vi nấm tấn công sang những vùng da lành lân cận. Không dừng lại đó, mầm bệnh hà ăn chân này còn có thể lây truyền cho người khác thông qua các con đường bao gồm:
Có nhiều biện pháp giúp điều trị bệnh hà ăn chân hiệu quả khi bạn phát hiện sớm và áp dụng đúng cách. Bệnh nhân có thể dùng mẹo dân gian kết hợp điều trị bằng các loại thuốc bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh chân, nhất là vùng da bị bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hồi phục cũng như không để lại di chứng trên da.
Ngâm chân vào hỗn hợp nước muối, giấm ăn và rượu
Cả ba nguyên liệu muối, giấm và rượu đều có đặc tính sát trùng, kháng nấm mạnh. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ làm tăng hiệu quả ức chế vi nấm phát triển, giảm ngứa, làm sạch vùng da tổn thương cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
Dùng phèn chua
Phèn chua có tác dụng sát trùng, diệt nấm nên sẽ giúp ức chế được hầu hết các chủng vi nấm gây bệnh.
Cách thực hiện:
Rau răm và lá trầu không
Cả rau răm và lá trầu không đều có khả năng hỗ trợ điều trị nhiễm nấm ngoài da, trong đó có bệnh hà ăn chân nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên của các hoạt chất trong lá.
Cách thực hiện:
Hà ăn chân nếu vừa xuất hiện bạn có thể áp dụng ngày các mẹo dân gian kể ter6n để ngăn chặn và tiêu diệt vi nấm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh có chiều hướng nghiêm trọng hơn thì nên đến khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.
Có nhiều loại thuốc tây tác dụng trị nấm tại chỗ
Một số loại thuốc có thể được chỉ định dùng trong Tây y tác dụng trị nấm tại chỗ như:
Bệnh hà ăn chân là căn bệnh ngoài da ai cũng có thể gặp phải khi vi nấm gặp điều kiện thuận lợi để phát triển. Do đó, bạn cần chú ý giữ vệ sinh trong sinh hoạt, làm việc để tránh nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp do điều kiện làm việc không tránh khỏi thường xuyên tiếp xúc nước, điều kiện môi trường ẩm ướt thì bạn hãy chú ý hết sức để tay chân càng ít tiếp xúc càng tốt, Bên cạnh đó phải thường xuyên quan sát để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.