Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhắc đến những chứng bệnh về đường ruột như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,... thì người ta thường nghĩ ngay đến các loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá là men tiêu hoá và men vi sinh. Vậy 2 loại thuốc này có phải là một không? Chúng giống và khác gì nhau?
Bạn thường nghe đến men vi sinh và men tiêu hoá với công dụng có ích cho đường ruột thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được 2 loại thuốc này. Nhiều người còn lầm tưởng cả hai lại là một. Men vi sinh và men tiêu hoá khác nhau như thế nào?
Men vi sinh hay còn được gọi là probiotic, chứa các vi sinh sống tốt cho hệ tiêu hóa và cả prebiotic để tạo môi trường cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Thông thường, trong ruột già luôn có 2 loại vi khuẩn có lợi và có hại tồn tại. Các lợi khuẩn có chức năng sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột, lên men thức ăn hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn. Khi các lợi khuẩn phát triển thì cũng hạn chế được số lượng hại khuẩn. Từ đó, tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục tình trạng loạn khuẩn, cải thiện sức khỏe đường ruột.
Men vi sinh thường được chỉ định khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn làm mất sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Nếu như gặp phải tình trạng này bệnh nhân thường có biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,... Bên cạnh đó khả năng hấp thụ thức ăn kém, thường xuyên cảm thấy chán ăn.
Tình trạng này thường gặp với những người nhiễm khuẩn đường ruột hay sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, làm hệ vi sinh đường ruột không còn ở trạng thái cân bằng.
Do đó, với những triệu chứng trên hoặc với những trường hợp sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng men vi sinh kèm theo, nhằm hạn chế tối đa các tình trạng rối loạn tiêu hóa, mang đến hiệu quả:
Phần lớn các sản phẩm men vi sinh hiện này thuộc loại thực phẩm chức năng như: Antibio, bioacimin, probio, lactomin. Thế nhưng, vẫn có những loại chứa hàm lượng lợi khuẩn cao, không được tự ý sử dụng mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.
Men tiêu hoá (Enzyme hay Digestive enzymes) bao gồm các hợp chất có tác dụng như các enzym do chính trung tuyến trong cơ thể tiết ra, tương tự như enzym ở nước bọt, dạ dày. Chẳng hạn như tuyến nước bọt thường tiết enzym alpha - amylase để phân giải tinh bột, dạ dày tiết enzyme pepsin giúp tiêu hoá chất đạm từ thức ăn, các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột non cũng tiết ra những loại men phân giải các chất dinh dưỡng,... Tương tự như vậy, men tiêu hoá cũng hoạt động như các enzym này hỗ trợ "cắt nhỏ" thức ăn, tạo thành những phân tử đơn giản nhất, nhanh chóng hấp thu qua thành ruột vào máu.
Với những ai bị gặp các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh kéo dài, dùng rượu bia, hay stress, ngộ độc thực phẩm,... thường được chỉ định để dùng men tiêu hoá. Đối với những ai vừa ốm dậy, thể lực và hệ tiêu hoá đều yếu cũng cần được bổ sung men tiêu hoá để hỗ trợ đường ruột làm việc tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt để cơ thể mau hồi phục.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì sẽ gây ra tác dụng ngược. Giảm lượng bài tiết của men tiêu hoá nội sinh từ các tuyến bên trong cơ thể do được cung cấp quá nhiều men từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu như đang dụng thuốc viêm loét dạ dày, tá tràng thì cũng không nên dùng men tiêu hoá vì sẽ vô hiệu hoá tác dụng của men.
Như vậy men và men tiêu hoá khác gì nhau? Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn và tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi hoạt động tốt hơn. Trong khi đó, men tiêu hoá lại cung cấp các enzyme giúp đường ruột tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn men vi sinh và men tiêu hoá khác gì nhau. Mặc dù cả hai đều hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến tiêu hoá nhưng cần dùng chúng một cách chính xác, không nên lạm dụng bởi có thể xả ra những nguy cơ bất lợi. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế trước khi dùng.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Vinmec.vn
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.