Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mì ăn liền đã dần trở nên quá quen thuộc đối với mọi nhà bởi sự tiện lợi và đa dạng về hương vị. Với cách chế biến nhanh chóng, giá thành rẻ, mì ăn liền trở thành món ăn quốc dân và được gọi với cái tên gần gũi là mì tôm. Vậy, mì tôm ăn nhiều có tốt không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mì tôm đem lại rất nhiều tiện ích và là sự lựa chọn của rất nhiều người trong các bữa ăn nhanh. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng thì mì tôm không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho một bữa ăn hợp lý và có thể mang lại những mầm bệnh về sau nếu chúng ta ăn quá nhiều.
Trước khi tìm hiểu thông tin về mì tôm ăn nhiều có tốt không, chúng ta cần tìm hiểu rõ một số thông tin về loại thực phẩm này. Mì tôm là một loại mì được chế biến và đóng gói sẵn cùng các loại gia vị khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng khác nhau của người tiêu dùng, mì tôm ngày càng đa dạng mẫu mã, rất nhiều loại được sản xuất trong cốc, bát ăn và thậm chí có muỗng đũa đi kèm. Điều này giúp nâng cao tính tiện lợi và độ ứng dụng của mì tôm.
Mì tôm là một loại mì được chế biến và đóng gói sẵn cùng các loại gia vị khác nhau
Mì tôm có thành phần nguyên liệu bao gồm bột mì, dầu cọ, muối. Mì trải qua quá trình chế biến như hấp chín, sấy khô và sau cùng là đóng gói cùng các gói gia vị. Thao tác sử dụng mì gói cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần cho tất cả các gói gia vị vào trong mì, thêm vào đủ lượng nước sôi và chờ trong khoảng từ 2 - 3 phút.
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm mì ăn liền đều hướng đến nhu cầu hạ thấp lượng calo, tập trung cung cấp protein, chất xơ, chất béo, natri cùng một số loại chất khác.
Theo một số nghiên cứu, một phần mì ăn liền hương vị bò sẽ có thông tin về thành phần dinh dưỡng như sau:
Mặc dù mì ăn liền không chứa lượng lớn calo cũng như chất béo, nhưng dù như vậy thì mì tôm ăn nhiều liệu có tốt không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin bên dưới nhé!
Vì mì tôm có độ ứng dụng rất cao nên nhiều người không khỏi hoang mang rằng mì tôm ăn nhiều có tốt không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Sau đây là một số ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của mì gói khi sử dụng một cách thường xuyên mà bạn nên biết:
Ăn mì tôm có béo không? Rất nhiều người nhầm tưởng mì tôm sở hữu lượng calo thấp nên có khả năng kiểm soát được cân nặng. Thực tế không phải vậy. Bởi việc hấp thu dưỡng chất trong mì tôm có thể gấp 2 lần so với việc bắt tay vào nấu một món ăn có giá trị tương đương.
Ngoài ra, protein và chất xơ có trong mì tôm không đủ khả năng tạo ra cảm giác no. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ăn mì tôm, cơn đói sẽ tiếp tục tìm đến bạn. Vì thế, nếu bạn ăn mì tôm để giảm cân thì có thể gây tác dụng ngược, không đạt hiệu quả như bạn mong đợi.
Một câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi mì tôm ăn nhiều có tốt không chính là nằm ở giá trị dinh dưỡng mà một gói mì đem lại.
Các nhóm chất có trong mì tôm hầu hết đều thuộc vi chất. Mặc dù mì ăn liền có thể cung cấp cho cơ thể một hàm lượng sắt để giải quyết tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, riboflavin và thiamine cũng là hai nhóm chất được cung cấp đến 16% so với nhóm đối tượng không sử dụng sản phẩm này. Nhưng điều này lại không mấy khả quan vì không phải tất cả các sản phẩm mì ăn liền có mặt trên thị trường hiện tại đều có thể làm được.
Bột ngọt là một trong các gia vị không thể thiếu đối với các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh liều lượng thích hợp, bột ngọt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng.
Đây chính xác là một nhược điểm đối với loại thức ăn đóng gói sẵn này. Vì không thể đo lường và căn chỉnh phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại mì tôm nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu liên quan đến căng cơ, đau nhức, tê bì hay dị ứng, ngứa.
Nhiều nghiên cứu cho biết mì ăn liền có thể làm giảm chất lượng ăn uống tổng thể. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua việc so sánh một người có chế độ ăn uống lành mạnh với người tiêu thụ mì ăn liền một cách thường xuyên. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng những dưỡng chất tốt cho cơ thể sẽ có biểu hiện hấp thu kém ở những đối tượng ăn mì ăn liền thường xuyên.
Đặc biệt, những phụ nữ dùng mì tôm với tần suất nhiều hơn 2 lần/tuần sẽ làm gia tăng khả năng mắc hội chứng chuyển hóa dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, béo phì và thậm chí là tăng nồng độ Triglycerides trong máu.
Ngoài ra, đối tượng đang trong giai đoạn trưởng thành nếu ăn quá nhiều mì tôm sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề mì tôm ăn nhiều có tốt không cho riêng mình.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc mì tôm ăn nhiều có tốt không. Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể hạn chế được những tác hại tiêu cực của mì tôm đến sức khỏe bằng cách lựa chọn những thương hiệu mì nổi tiếng, uy tín và ăn với tần suất vừa phải, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
Khánh Vy
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.