Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là điều khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng, không biết con bị bệnh gì hoặc có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Để hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý, bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau nhé.
Tình trạng bé không đi ngoài mà xì hơi nhiều không rõ nguyên nhân khiến bé cảm thấy rất khó chịu, cha mẹ cũng không thoải mái vì lo lắng cho con. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể đến từ việc ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe có vấn đề.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lâu năm cho biết, trẻ sơ sinh, cụ thể là trẻ được vài tuần đến vài tháng tuổi thường có xu hướng đi ngoài ít hơn khi mới sinh ra. Đây là điều bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Khi trẻ đến mốc thời gian 2 tháng trở đi, số lần đi ngoài sẽ chỉ khoảng 1 lần/ngày hoặc vài ngày 1 lần, điều này cũng hết sức bình thường.
Ngoài ra, tần suất đi ngoài của trẻ còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé nữa đấy. Cụ thể là nếu bé lấy nguồn dinh dưỡng chính từ việc bú mẹ thì không đi ngoài mỗi ngày là điều bình thường do cơ thể đã hấp thụ hết lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Món ăn dặm, cách ăn, loại thực phẩm mà bé ăn dặm cũng ảnh hưởng đến việc con có đi ngoài thường xuyên, đều đặn hay không. Chính vì thế mà cha mẹ hãy quan sát, chú ý để biết trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hay không nhé.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện và phát triển hoàn toàn nên tình trạng đầy bụng, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều cũng dễ xảy ra khi bị những tác động từ phía bên ngoài như ăn uống, ngủ nghỉ, môi trường,...
Khi trẻ em ở giai đoạn sơ sinh là quan trọng nhất, nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như ngủ đủ giấc, đủ thời gian khuyến cáo thì rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh.
Thêm vào đó là tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, đầy bụng, khó tiêu kéo dài cũng là nguyên nhân gây khó chịu, tác động xấu làm trẻ mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ không ngon, ảnh hưởng không chỉ hệ tiêu hóa mà còn là cả cơ thể.
Vì nguyên nhân đó, khi nhận thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, cha mẹ không nên xem nhẹ mà cần để ý đến tần suất, mùi cũng như tâm trạng trẻ có quấy khóc thể hiện sự đau đớn, khó chịu hay không để kịp thời xử lý và đưa con đi khám sớm nhất có thể.
Theo nghiên cứu cũng như khảo sát trên thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mặc dù không đi ngoài, trong đó có thể bao gồm cả tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Đây là chứng bệnh khiến phân cứng, nhỏ cũng như khô, khó được đào thải ra ngoài dẫn đến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do những nguyên nhân khác như:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và đầy đủ nhất cho con trong 6 tháng đầu đời. Khi trẻ tiếp nhận dinh dưỡng bằng cách bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng kể từ khi chào đời thì khả năng xảy ra trẻ sơ sinh bị táo bón là rất thấp bởi sữa mẹ lành tính, lỏng và tiêu hóa nhanh.
Không chỉ vậy, trong sữa mẹ thời gian đầu sau sinh, thường là 6 tuần đầu có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, dồi dào chất cũng như cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của trẻ lúc này, đặc biệt phải kể đến là colostrum giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa nhiều mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Chất dinh dưỡng đặc biệt này còn giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn, hạn chế tối đa khả năng bị táo bón.
Và khi cơ thể bị thiếu hụt colostrum, trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng đi ngoài ít hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần. Mẹ có thể quan sát, để ý thấy bé không đi ngoài nhiều sẽ xì hơi nhiều hơn đấy.
Thực tế cho thấy không phải trẻ sơ sinh nào cũng uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời mà một số bé có thể đã sử dụng sữa công thức từ rất sớm. Khi sử dụng sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính thì trong quá trình uống, bé có thể sẽ nuốt phải không khí nhiều hơn, dẫn đến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều.
Hiện tượng này khá bình thường và mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé. Nếu trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều đi kèm với những dấu hiệu tiêu hóa có vấn đề khác như táo bón hoặc nôn ói thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Khi bé bắt đầu chuyển dần là thích nghi với ăn dặm, những thức ăn lạ cũng khiến hệ tiêu hóa phản ứng, dẫn đến hiện tượng đi ngoài ít nhưng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Tình trạng này cũng rất bình thường và không hiếm gặp, cha mẹ chỉ cần lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và an toàn vệ sinh cho con tập ăn dặm là được nhé.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày là chuyện bình thường và mẹ không cần quá lo lắng quá nhé. Đây chỉ là phản xạ hết sức tự nhiên của cơ thể để đẩy lượng hơi trong bụng bé rà ngoài, giúp tiêu hóa thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu hiện tượng trên có đi kèm với triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa con đi khám và thực hiện các biện pháp sau đây:
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nếu không có thể dấu hiệu hay triệu chứng khác thì bạn không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân trong chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày của con. Nếu tình trạng này kéo dài và có thêm triệu chứng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám sớm nhất nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.