Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thái nhân cách là nhóm đối tượng có các đặc điểm tính cách như vô cảm, vô trách nhiệm, hay nói dối, ái kỷ, đặt mục đích của bản thân mình lên đầu tiên bất chấp mọi thứ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thông thường mọi người hay cho rằng đối với người thái nhân cách đều là những người sẽ trở thành tội phạm, thực tế thì không phải như vậy. Tuy nhiên, đúng là họ có tỉ lệ cao khả năng thực hiện các hành vi bạo lực hay trái pháp luật, vì vậy cần có những cách can thiệp tâm lý từ sớm.
Thái nhân cách, hay còn gọi là người có đặc điểm nhân cách psychopathy, là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học và hệ thống giáo dục về nhân cách. Đây không phải là một chẩn đoán chính thức trong hệ thống DSM (Manual of Mental Disorders - Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Tâm thần học) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, mà thay vào đó, nó thường được sử dụng để mô tả một số đặc điểm lâm sàng nhất định của người có thái nhân cách.
Những người có thái nhân cách thường có khả năng kém hiểu và cảm nhận về cảm xúc của người khác. Họ thiếu lòng trắc ẩn và không đáp ứng tích cực trong các mối quan hệ với người xung quanh. Người thái nhân cách có thể thường xuyên thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với quy tắc, cũng như các luật lệ trong xã hội, thậm chí là có hành vi thiếu trách nhiệm đối với các vấn đề xảy ra.
Kẻ thái nhân cách thường có khả năng xuất sắc trong việc lừa dối và thuyết phục người khác để đạt được mục đích cá nhân của họ. Mặc dù có thể cố tỏ ra lạc quan ở vẻ bề ngoài, nhưng thực tế là nhóm đối tượng này thường không có sự hối lỗi hay ân hận khi nhận thấy hậu quả của hành động của họ. Thái nhân cách thường có khả năng giả mạo cảm xúc, không có sự đồng cảm và kết nối xã hội sâu sắc.
Người thái nhân cách hay mắc chứng nói dối bệnh lý, không chỉ để né tránh trách nhiệm mà còn để đạt được mục tiêu cá nhân và duy trì ảnh hưởng. Họ còn sử dụng chiến lược thao túng để kiểm soát người khác và đạt được mục tiêu cá nhân. Ngoài ra còn có lối sống dựa vào người khác, lợi dụng người khác để đáp ứng nhu cầu cá nhân mà không có sự đồng tình hay cảm ơn.
Trên thực tế, mọi người thường nhầm lẫn giữa "thái nhân cách" và "rối loạn nhân cách chống đối xã hội". Dưới đây là điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hai trạng thái này:
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đánh giá một người có thái nhân cách không phải là một nhiệm vụ đơn giản và có thể gặp khó khăn, do họ thường biết cách ngụy trang và che giấu những đặc điểm tiêu biểu của mình. Để nhận diện một kẻ thái nhân cách, việc quan sát, đánh giá tính cách và mối quan hệ của họ trong thời gian dài có thể là quan trọng
Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của thái nhân cách là một vấn đề phức tạp và đa chiều, và sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh học thần kinh, và môi trường tạo nên loại tính cách này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của thái nhân cách. Một số nghiên cứu trước đó đã ước tính rằng khoảng 38 - 69% trường hợp thái nhân cách có liên quan đến yếu tố di truyền.
Những bất thường ở các vùng não quan trọng, như vùng não hệ viền và cận viền paralimbic, đã được liên kết với thái nhân cách. Sự thay đổi ở vỏ não trước trán, hạch hạnh nhân, hồi hải mã, cũng như các vùng cận viền xung quanh, cũng là điểm nổi bật.
Các sự kiện trong đời, như thời thơ ấu bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm, bị lạm dụng, có thể là tác nhân môi trường gây ảnh hưởng đến sự hình thành của thái nhân cách. Mối quan hệ không ổn định với cha mẹ, sự xa cách và ngược đãi cũng đều có thể chơi một vai trò quan trọng. Có một quan điểm rằng sự gắn bó không đủ và sự từ chối từ cha mẹ có thể tăng nguy cơ phát triển thái nhân cách. Ngược lại, cũng có quan điểm rằng những đứa trẻ có vấn đề hành vi có thể gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ tích cực.
Cách nuôi dạy con cái và rủi ro từ lúc mang thai cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của thái nhân cách. Môi trường trong tử cung, chẳng hạn như tiếp xúc với chất độc tố, cũng có thể có ảnh hưởng.
Chẩn đoán thái nhân cách (Antisocial Personality Disorder - ASPD) dựa trên các tiêu chí được mô tả trong DSM-5, một hệ thống chẩn đoán tâm thần phổ biến được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Để được chẩn đoán mắc bệnh ASPD, một người cần thể hiện ít nhất ba trong số các tiêu chí sau từ lúc 15 tuổi. Dưới đây là các tiêu chí chẩn đoán cho ASPD theo DSM-5:
Chẩn đoán ASPD không được xác định nếu các hành vi trên xuất hiện do một tình trạng tâm thần khác hoặc do các yếu tố khác như thuốc lá, ma túy hoặc các điều kiện y tế. Quan trọng nhất là chẩn đoán này phải được đưa ra bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm sau quá trình đánh giá kỹ lưỡng.
Điều trị thái nhân cách là một quá trình phức tạp và thường yêu cầu sự kết hợp giữa các phương pháp tâm lý và y học. Mặc dù không có phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn thái nhân cách, nhưng quản lý và giảm nhẹ các triệu chứng có thể làm cho cuộc sống của người bệnh dễ dàng hơn.
Một số liệu pháp tâm lý dưới đây sẽ được áp dụng để điều trị tình trạng thái nhân cách:
Một số loại thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các liệu pháp tâm lý:
Thái nhân cách là cụm từ dùng để chỉ những người có trạng thái tâm lý bất ổn, cảm xúc của họ gần như là vô cảm, thiếu trách nhiệm kèm theo đó là những hành vi trái pháp luật, trái với luân thường đạo lý. Cần can thiệp từ sớm bằng những liệu pháp điều trị tâm lý và có thể can thiệp dùng thuốc nếu cần để tránh việc trong tương lai nhóm người có tính cách này gây nên những chuyện sai trái.
Xem thêm: