Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thèm ăn liên tục có thể khiến mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Vậy, thèm ăn liên tục khi mang thai liệu có phải là dấu hiệu đáng lo ngại hay không?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên từng ngày. Nhiều bà bầu thường xuyên có cảm giác thèm ăn liên tục. Vậy cảm giác này có bình thường không, và nên ăn gì để thỏa mãn cơn thèm một cách lành mạnh?
Mặc dù nguyên nhân chính xác của cảm giác thèm ăn này chưa được làm rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như thay đổi hormone, thiếu hụt dinh dưỡng, và sự thay đổi trong vị giác.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng hormone trong thai kỳ, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường cung cấp cho thai nhi, có thể dẫn đến cảm giác thèm đồ ngọt.
Thay đổi hormone:
Sự gia tăng hormone trong thai kỳ, đặc biệt là gonadotropin màng đệm ở người (hCG) và progesterone, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự thèm ăn và cảm giác đói.
Tăng tỷ lệ trao đổi chất:
Trong giai đoạn mang thai, tốc độ trao đổi chất của cơ thể tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Quá trình trao đổi chất tăng cường này khiến mẹ bầu cảm thấy đói thường xuyên hơn.
Lượng đường trong máu:
Mang thai gây ra những thay đổi về mức đường huyết, đặc biệt là sự giảm glucose, dẫn đến mẹ thường xuyên xuất hiện cảm giác đói. Những biến động này có thể do thay đổi độ nhạy insulin trong cơ thể phụ nữ mang thai.
Yếu tố cảm xúc và tâm lý:
Mang thai thường đi kèm với những biến đổi lớn về cảm xúc và tâm lý. Căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm tăng nhu cầu ăn uống, dẫn đến cảm giác thèm ăn và đói nhiều hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi:
Thai nhi đang phát triển đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển. Điều này làm cho người mẹ cảm thấy thèm ăn hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả hai.
Theo các chuyên gia y tế, cảm giác thèm ăn khi mang thai là điều tự nhiên và rất phổ biến. Điều này hoàn toàn bình thường và thường không đáng lo ngại, miễn là các bà mẹ biết duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và lành mạnh. Phụ nữ mang thai không cần lo sợ việc ăn nhiều hơn bình thường sẽ gây tăng cân quá mức hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì trong giai đoạn này, cơ thể cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để hỗ trợ sự phát triển của bé. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm lành mạnh, không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh mà còn đảm bảo quá trình sinh diễn ra an toàn.
Theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tạo sữa trong thời kỳ cho con bú, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi chào đời. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều hơn so với lúc bình thường và lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai tăng dần theo thời gian, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nếu như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần khoảng 2200 Kcal mỗi ngày, thì phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối cần thêm khoảng 350 Kcal, nâng tổng năng lượng cần thiết lên khoảng 2550 Kcal mỗi ngày.
Bữa ăn của bà bầu cần có đủ chất đạm và chất béo. Cần bổ sung thêm khoảng 15g chất đạm mỗi ngày so với bình thường, và chất béo nên chiếm khoảng 20% tổng năng lượng (tương đương khoảng 40g). Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, i-ốt, axit folic và các vitamin A, B, C, D...
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà đặc, và thuốc lá. Cần hạn chế các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi và nên ăn nhạt (giảm muối), đặc biệt là với những bà mẹ bị phù thận để giảm nguy cơ phù nề và các biến chứng khi sinh.
Để kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả trong thai kỳ, các bà bầu nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein nạc và chất xơ. Protein nạc giúp kéo dài thời gian no vì cơ thể cần nhiều thời gian và năng lượng để tiêu hóa. Chất xơ cũng góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn. Cả hai loại dinh dưỡng này không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện tiêu hóa, mà còn ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tăng cân và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Một số nguồn thực phẩm giàu protein và chất xơ lành mạnh cho phụ nữ mang thai gồm:
Để tránh cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai, mẹ bầu nên ăn đủ chất và ăn đúng bữa. Điều này giúp cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và ngăn ngừa cảm giác đói sau khi ăn. Nên uống đủ nước vì đôi khi khát nước có thể bị nhầm lẫn với cơn đói hoặc thèm ăn; ưu tiên uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi thay vì đồ uống có đường. Ngoài ra, giấc ngủ đủ và chất lượng cũng rất quan trọng, vì thiếu ngủ có thể làm rối loạn hormone, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và khó kiểm soát cân nặng.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.