Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?

Ngày 26/07/2024
Kích thước chữ

Nhiều người quan tâm đến việc mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì, bởi đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian này, mẹ bầu cần bổ sung một số loại thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của bé, đồng thời tránh những thực phẩm không tốt cho thai nhi.

Những tháng đầu mang thai là giai đoạn đầy hạnh phúc nhưng cũng mang theo nhiều lo lắng về việc làm thế nào để bảo vệ thai nhi và giữ cho con khỏe mạnh. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai, là chế độ dinh dưỡng. Vậy bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?

Để hiểu rõ mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì, trước tiên chúng ta cùng khám phá các loại thực phẩm mang lại lợi ích sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên ăn trong thai kỳ.

Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi, hay còn gọi là rau bina, không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn rất thơm ngon cho bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ. Loại rau này chứa nhiều folic acid, chúng là chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Bạn có thể lưu trữ cải bó xôi trong tủ lạnh và sử dụng để làm salad, nấu canh hoặc kết hợp vào các sinh tố yêu thích.

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?
Công dụng bất ngờ của rau cải bó xôi với mẹ bầu

Trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây như cam, chanh và bưởi không chỉ giàu axit folic và vitamin C, mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bạn có thể thưởng thức chúng dưới dạng nước ép tươi ngon hoặc thêm các lát cam vào các món ăn để thay đổi khẩu vị và tăng cường giá trị dinh dưỡng.

Các loại hạt

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần tăng cường lượng protein hàng ngày lên khoảng 60 gram. Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng và hạt dưa là nguồn cung cấp protein và vitamin tuyệt vời. Thử nghiền nhỏ một ít hạt và rắc lên món yogurt yêu thích của bạn để tạo ra một bữa phụ buổi chiều vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng.

Trứng

Mẹ bầu có thể chế biến trứng theo nhiều cách khác nhau để tạo sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, trứng cũng có thể được trộn vào các món ăn khác như salad, súp, hoặc các món xào để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng. 

Việc kết hợp trứng vào chế độ ăn uống không chỉ giúp đảm bảo cung cấp đủ vitamin D và canxi mà còn làm phong phú thêm thực đơn của bạn trong suốt thai kỳ.

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?
Trứng là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu nên ăn

Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu vẫn rất nhạy cảm, dưới đây là một số gợi ý một số thực phẩm bạn không nên ăn trong thời kỳ mang thai:

Các loại thịt sống

Trong quá trình mang thai, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao hơn nếu mẹ bầu ăn thịt sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Các vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán có thể tồn tại trong thịt sống và gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng như quá trình phát triển của bào thai. Vi khuẩn như Salmonella, Listeria và Toxoplasma gondii có thể gây ra nhiễm trùng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. 

Ngoài ra, các loại giun sán như giun móc và giun đũa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu, dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng và các vấn đề khác. Vì vậy, trong suốt giai đoạn mang thai, việc ăn chín uống sôi là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé

Quả đu đủ còn sống

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nguy cơ sảy thai thường cao hơn, do đó mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống để giảm thiểu rủi ro này. Một số loại thực phẩm cần tránh trong ba tháng đầu của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, quả đu đủ sống là một loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa. Mủ của đu đủ sống có khả năng gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, ăn đu đủ sống còn gây ra dị ứng với các triệu chứng như phát ban trên da, sưng miệng, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến khó thở hoặc sốc phản vệ.

Thay vì ăn đu đủ sống, mẹ bầu nên lựa chọn đu đủ chín. Đu đủ chín không chỉ an toàn mà còn rất bổ dưỡng, cung cấp chất xơ, các vitamin nhóm B, A, C và các khoáng chất như kali, folate, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung đủ các dưỡng chất từ đu đủ chín giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé, đồng thời giữ cho mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Hải sản chưa được chế biến kĩ 

Các loại hải sản chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là hải sản sống hoặc đông lạnh như hàu sống, ngao, sò điệp, sushi và sashimi, có thể chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm như Toxoplasmosis, Listeriosis, Salmonella. Những vi khuẩn này không dễ phát hiện bằng mắt thường nhưng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu trong ba tháng đầu thai kỳ. Chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?
Mẹ bầu nên cẩn trọng với những đồ ăn hải sản

Cua

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn cua và các sản phẩm từ cua. Dù cua là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho người bình thường, nhưng đối với bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, việc ăn cua có thể gây ra một số rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Thịt cua có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết trong, co thắt tử cung và thậm chí là nguy cơ thai chết lưu. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol cao trong cua cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.

Lưu ý về thực phẩm cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ngoài việc tránh các thực phẩm cần kiêng, mẹ bầu trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ cũng nên chú ý bổ sung một số dưỡng chất quan trọng.

  • Vitamin B6: Thường xuyên xuất hiện tình trạng ốm nghén trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần thứ 9. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B6 qua thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, trái cây cam quýt, các loại đậu, đậu nành, hạt và bơ.
  • Axit Folic (Folate): Axit folic rất quan trọng cho sự phát triển của não và tủy sống của thai nhi. Mặc dù mẹ có thể uống bổ sung axit folic, việc ăn thực phẩm giàu folate vẫn rất cần thiết.
  • Omega-3: Axit béo omega-3 hỗ trợ sự phát triển của não bộ và mắt thai nhi. Mẹ có thể bổ sung omega-3 qua các thực phẩm như đậu nành, dầu canola, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá thu, cá mòi và gạo hoang dã.
  • Carbohydrates: Carbohydrate cung cấp năng lượng cần thiết, đặc biệt là trong ba tháng đầu khi nhu cầu năng lượng tăng cao. Các nguồn carbohydrate tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai tây và khoai lang. Carbohydrate đơn giản từ trái cây và rau quả có chất xơ cũng hỗ trợ tốt cho thai nhi.
  • Protein (Đạm): Protein rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của các enzyme trong cơ thể, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các thực phẩm giàu protein bao gồm đậu, quinoa, hạt, đậu lăng, thịt gà, hạt, bơ hạt, thịt và đậu nành.
  • Vitamin D: Vitamin D hỗ trợ sự phát triển của hệ miễn dịch, xương và răng của thai nhi, đồng thời cải thiện sự phân chia tế bào. Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết, và sữa hoặc ngũ cốc tăng cường vitamin D.
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì? 4
Mẹ bầu trong giai đoạn ba tháng đầu nên chú ý bổ sung các dưỡng chất quan trọng

Qua bài viết Long Châu đã cho bạn câu trả lời: “Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?”. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt mà còn đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin