Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào lưu sử dụng sữa chua Hy Lạp dậy lên trong vài năm gần đây. Bên cạnh kết cấu dẻo quánh khác biệt thì nó cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Sữa chua là món tráng miệng phổ biến. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà lợi ích của sữa chua còn cực kỳ tốt với sức khỏe chúng ta. Nhắc đến sữa chua thì tùy vào công thức và cách thực hiện sẽ cho ra những hương vị, kết cấu khác nhau, giá trị dinh dưỡng cũng có sự chênh lệch. Nổi bật trong đó có thể nói đến sữa chua Hy Lạp. Mặc dù chỉ mới rộ lên tại Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng đã từ rất lâu nó là món tráng miệng phổ biến trên thế giới. Vậy sữa chua tại ‘đất nước của những vị thần’ có khác biệt gì với sữa chua thông thường.
Sữa chua nói chung và sữa chua Hy Lạp nói riêng đều là những chế phẩm từ sữa, được tạo ra từ việc nuôi cấy (hoặc lên men) cùng với kem chua, bơ sữa và kefir. Quá trình lên men để có sữa chua chính là dùng một số loại vi khuẩn (con gọi là nuôi cấy khỏi động) để chuyển đổi đường sữa tự nhiên thành axit lactic.
Trên thực tế, cả sữa chua thường và sữa chua Hy Lạp đều có thành phần chính giống nhau chính là sữa tươi, cộng với Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus khi nuôi cấy. Sự khác biệt giữa chúng nằm ở kết cấu, hương vị và chất dinh dưỡng... Những điểm này phụ thuộc vào cách mà chúng được tạo ra.
Sữa chua thường được làm bằng cách làm nóng sữa, thêm vi khuẩn và để nó lên men cho đến khi đạt đến độ pH axit khoảng 4,5. Sản phẩm cuối cùng có độ đặc mịn nhưng có thể khác nhau về độ dày. Hầu hết các loại sữa chua đều có thể uống được hoặc có thể ăn bằng thìa. Do tính chất axit của nó, sữa chua thường có thể có vị hơi chua. Tuy nhiên, sữa chua thường vẫn ngọt hơn sữa chua Hy Lạp.
Sữa chua Hy Lạp, còn được gọi là sữa chua cô đặc. Cái tên đã nói lên tất cả. Sữa chua Hy Lạp được loại bỏ váng sữa và các chất lỏng khác từ sữa chua thường trong quá trình lên men nên đạt độ đậm đặc cao hơn.
Bởi quá trình tách nước này làm giảm tổng khối lượng nên sữa chua Hy Lạp cần thêm nhiều sữa hơn so với sữa chua thường để tạo ra một mẻ có cùng kích cỡ. Cũng vì thế mà sữa chua Hy Lạp có giá thành cao hơn nhiều so với loại thường.
Với trọng lượng ngang nhau, giá trị dinh dưỡng ở sữa chua Hy Lạp và sữa chua thường cũng có sự chênh lệch nhất định. Một số thành phần dinh dưỡng đáng chú ý ở sữa chua Hy Lạp là:
Khi so sánh trong 226gr (một cốc) sữa chua Hy Lạp và sữa chua thường thì kết quả cho thấy lượng protein trong sữa chua Hy Lạp là 17gr, trong khi loại thông thường chỉ có 11gr. Vì vậy, sữa chua Hy Lạp là món ăn tuyệt vời cho những ai muốn bổ sung thêm protein. Ngoài ra với lượng protein này còn giúp bạn no lâu hơn, từ đó giúp duy trì cân nặng hoặc tăng thêm hiệu quả cho quá trình giảm cân của bạn.
Sữa chua Hy Lạp đã được loại bỏ whey protein, loại này có chứa một ít đường lactose hay còn gọi là đường sữa. Do đó, sữa chua Hy Lạp chứa ít carb hơn. Điều này có thể có ích với những người đang cố hạn chế lượng lactose tiêu thụ hoặc theo chế độ ăn ít carb hơn.
Cả hai loại sữa chua đều là nguồn cung cấp vitamin B12 rất tuyệt vời. Vitamin B12 là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần nhận được từ chế độ ăn, đóng vai trò sản xuất tế bào máu đỏ và một số chức năng nhất định cho hệ thần kinh và não bộ.
Một số người mắc phải hội chứng không dung nạp lactose. Nhưng đây là loại đường chính được tìm thấy trong sữa. Vì vậy với những người mắc hội chứng này thường được khuyên không nên dùng sữa. Đường lactose thường được tìm thấy trong sữa. Một số người mắc một căn bệnh được gọi là không dung nạp lactose, có đặc tính là không thể tiêu hoá đường lactose. Người ta cho rằng quá trình làm sữa chua Hy Lạp có thể làm mất đi hầu hết whey protein có chứa lactose, do đó, nó có thể là một lựa chọn tốt hơn cho những người không dung nạp đường lactose.
Một phần ăn duy nhất của sữa chua Hy Lạp chứa các B-vitamin riboflavin, cyanocobalamin, thiamin, pyridoxine. Sự kết hợp của các vitamin B rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, cũng như các hoạt động thông thường của hệ miễn dịch, tim mạch và thần kinh.
Sữa chua Hy Lạp có chứa nhiều i-ốt, một chất vô cùng quan trọng để đảm bảo chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường. Các kích thích tố tuyến giáp sẽ chịu trách nhiệm duy trì chức năng chuyển hóa phù hợp. Lượng i-ốt bổ sung này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tổng hợp của các kích thích tố tuyến giáp, tăng tỷ lệ trao đổi chất, qua đó giúp đốt cháy thêm chất béo, tăng cường giảm cân.
Những khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng của sữa chua Hy Lạp là kết quả của quá trình tách nước từ sữa chua. Một mặt, việc loại bỏ váng sữa từ sữa chua Hy Lạp sẽ loại bỏ một phần đường sữa, làm giảm tổng lượng carb và đường. Mặt khác, protein vẫn còn nguyên trong suốt quá trình tách, do đó sữa chua Hy Lạp cung cấp nhiều protein hơn và nhiều loại vi chất khác.
Sữa chua thường và sữa chua Hy Lạp đều là những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tạo nên một bữa ăn nhẹ tuyệt vời trong chế độ ăn uống của bạn.
Tuy nhiên, có một số loại được các hãng bổ sung thêm đường. Lượng đường cao về lâu dài có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn, cũng như sâu răng, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chọn loại sữa chua nguyên chất để tiêu thụ vừa phải lượng đường bổ sung. Nếu bạn thích, bạn có thể thêm một giọt mật ong hoặc một chút trái cây để giúp sữa chua ngọt.
Nếu bạn đang tìm cách tăng lượng protein trong bữa ăn, sữa chua Hy Lạp là lựa chọn lý tưởng. Còn những ai muốn kiểm soát lượng calo và protein thì sữa chua thường ít béo là lựa chọn tối ưu. Vì cả hai đều giúp bạn khỏe mạnh, bạn nên chọn loại sữa chua phù hợp với nhu cầu chế độ ăn uống của bạn.
Sữa chua thường và sữa chua Hy Lạp được làm từ cùng một thành phần nhưng khác nhau về chất dinh dưỡng. Sữa chua thường có có ít calo và nhiều canxi hơn, sữa chua Hy Lạp có nhiều protein hơn và ít đường hơn - và độ đặc cao hơn nhiều.
Cả hai loại đều chứa men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân và sức khỏe tim mạch. Và cả 2 đều tốt cho sứa khoẻ của bạn, nhưng bạn nên chọn loại không đường để đạt được lợi ích tối đa.
Trần Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.