Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
I-ốt là vi chất quan trọng cho sự tổng hợp các hormon của tuyến giáp. Thiếu i-ốt sẽ gây ra nhiều bệnh tật và các rối loạn chuyển hóa khác. Tuy nhiên, vì không thể tự tổng hợp được i-ốt, cơ thể chúng ta cần bổ sung i-ốt thông qua nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
Thiếu i-ốt ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, nhất là dẫn đến thiếu hormone giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi là “các rối loạn do thiếu iốt". Hai triệu chứng điển hình do thiếu i-ốt là bướu cổ và đần độn. Bướu cổ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Trong khi đó, nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng, dấu hiệu đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai.
Trước khi tìm hiểu thiếu i-ốt gây ra bệnh gì, bạn hãy tìm hiểu vai trò của i-ốt trong cơ thể. I-ốt là vi chất cần thiết để tuyến giáp tổng hợp các hormon giúp điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, hệ sinh dục, da - lông - tóc - móng và duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động.
Hormone thyroxin có vai trò quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần, nhất là với trẻ em đồng thời điều hòa chuyển hóa năng lượng. Thiếu i-ốt dẫn đến việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, dưới sự kích thích của hormon tuyến yên, tuyến giáp phải hoạt động bù nên phì to dần. Tuy nhiên, tình trạng thiếu i-ốt quá trầm trọng có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Ngoài ra, i-ốt còn có khả năng tổng hợp protein, chuyển hóa beta - caroten thành vitamin A, hấp thụ đường trong ruột non.
Đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu i-ốt là trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Thiếu i-ốt ở đối tượng này gây hậu quả rất nghiêm trọng vì hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh. Hơn nữa thiếu I-ốt nặng dẫn đến hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ.
Vậy thiếu i-ốt có thể gây ra bệnh gì? Hậu quả của thiếu i-ốt như sau:
Giai đoạn bào thai
Trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi hấp thu i-ốt của mẹ. Thiếu i-ốt trong thời kì bào thai gây thiểu năng trí tuệ, đần độn, bướu cổ sơ sinh. Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ không chữa được vì gây tổn thương vĩnh viễn.
Ở những lứa tuổi khác
Thiếu i-ốt gây bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt còn còn có nhiều tên gọi khác là bướu giáp lành tính, bướu giáp đơn thuần, bướu giáp không nhiễm độc hoặc bướu giáp địa phương, bướu giáp dịch tễ…
Bướu giáp đơn thuần không có nhiều triệu chứng rõ ràng nên thường khó phát hiện. Ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe. Một số trường hợp có biểu hiện nhược giáp gồm đau cơ, táo bón, nói khàn, mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, giảm trí nhớ; tại vùng cổ xuất hiện một hoặc nhiều cục bất thường di động mỗi khi nuốt; cảm giác tức nghẹn ở cổ, nhất là khi nuốt… Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường này, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ thường nhận biết bệnh bướu cổ dựa theo các triệu chứng như kích thước của bướu giáp to ra, các biểu hiện nhược giáp như đã nói trên, các triệu chứng do bướu chèn ép vào các tổ chức lân cận và kèm thêm các triệu chứng cận lâm sàng có liên quan. Việc chẩn đoán thường không khó, người bệnh có thể điều trị nội - ngoại khoa tùy tiến triển của bướu.
Để chẩn đoán sự thiếu hụt i-ốt ở người lớn và trẻ em, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, các xét nghiệm hình ảnh nhận diện những bất thường trong chức năng và cấu trúc tuyến giáp, kiểm tra bướu cổ. Tất cả trẻ sơ sinh cần được đo nồng độ TSH để sàng lọc về chứng suy giáp.
Với trẻ nhỏ bị thiếu hụt i-ốt, để nhanh chóng hồi phục trạng thái có tuyến giáp bình thường, bác sĩ cho dùng levothyroxine 3mcg/kg uống một lần/ngày trong một tuần kết hợp với iodua 50 đến 90mcg uống một lần/ngày trong vài tuần.
Trẻ em được điều trị bằng iodua 90 đến 120mcg một lần/ngày và được dùng levothyroxin cho đến khi có thể tổng hợp T4.
Người lớn dùng iodua 150mcg một lần/ngày.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên dùng iodua 250mcg một lần/ngày.
Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi nồng độ TSH huyết thanh cho đến khi nồng độ trở về bình thường (tức là < 5 mcIU/mL).
Để phòng ngừa tình trạng thiếu i-ốt, bạn cần lưu ý những điều sau:
Cách đơn giản để cung cấp đủ i-ốt là dùng muối iốt trong các bữa ăn hàng ngày bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu i-ốt gồm:
1,5g muối cung cấp 47% lượng i-ốt khuyến cáo mỗi ngày. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh do thiếu i-ốt, thay vì dùng muối thường, chúng ta nên sử dụng muối i-ốt trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày. Có thể sử dụng muối i-ốt để ướp thịt, cá, nêm thức ăn đang nấu trên bếp,...
Muối i-ốt có ưu điểm là không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Ngay cả người không thiếu i-ốt vẫn có thể dùng muối do lượng i-ốt được trộn vào muối vẫn an toàn để dùng. Muối i-ốt được dùng hàng ngày (một cách có liều lượng) không ảnh hưởng đến sức khỏe vì cơ thể sẽ thải lượng i-ốt dư thừa ra ngoài theo nước tiểu.
Tuy nhiên, bạn cần sử dụng muối i-ốt đúng liều lượng. Dung nạp quá nhiều i-ốt sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp, dẫn đến suy giáp hoặc làm biến đổi chức năng tuyến giáp.
Khi dùng muối i-ốt cần lưu ý: Cần để muối i-ốt trong lọ có nắp đậy kín. Do i-ốt là chất dễ bay hơi nên để muối i-ốt ở nơi khô ráo, không để muối i-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào, không rang muối i-ốt.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc "Thiếu i-ốt có thể gây ra bệnh gì?". Để phòng ngừa những hậu quả nguy hiểm do thiếu i-ốt, mọi người cần bổ sung i-ốt bằng cách dùng muối i-ốt và các thực phẩm giàu i-ốt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.