Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thiếu máu có nhiều nguyên nhân nhưng thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu hay gặp nhất. Vậy thiếu máu nên làm gì để cải thiện bệnh nhanh chóng? 1. Những dấu hiệu
Tùy thuộc vào nguyên nhân hay mức độ mà người ta chia ra các dấu hiệu bệnh thiếu máu khác nhau như:
Khi thấy mắt có những biểu hiện lờ đờ, nhợt nhạt rất có thể bạn đã bị thiếu máu. Khi thiếu máu, cơ thể bạn sẽ thiếu sức sống khiến phần trong mí mắt trở nên nhợt nhạt.
Nhức đầu là biểu hiện rõ nhất của bệnh thiếu máu. Khi thiếu hồng cầu, não bị thiếu oxy gây nhức đầu.
Khi da đầu không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể, tóc bạn sẽ bị rụng nhanh chóng. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo chứng thiếu máu đang rình rập cơ thể bạn.
Khi lượng hồng cầu trong cơ thể thấp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ oxy hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể. Lúc này báo hiệu bạn đã bị thiếu máu.
Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn mệt mỏi sẽ dẫn tới việc đi lại khó khăn. Vì vậy, khi cảm thấy không thể đứng vững, bạn hãy tìm cách dựa vào đâu đó để nghỉ ngơi tránh để mất thăng bằng, dễ bị ngã ra đằng sau.
Những biểu hiện hoa mắt chóng mặt sẽ xuất hiện bất cứ khi nào. Khi có những dấu hiệu này người bệnh sẽ không có được một giấc ngủ ngon. Khi thức dậy dễ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc.
Với những người bị thiếu máu, ngón tay sẽ có màu trắng nhợt nhạt. Không giống như khi bạn nhấn ngón tay của một người khỏe mạnh, nó sẽ chuyển sang màu đỏ bởi tất cả máu đều được ép vào đầu ngón tay.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn không cần phải lo lắng hay quá hoang mang. Hiện nay, với sự phát triển của y học, việc chữa trị căn bệnh thiếu máu hoàn toàn có thể kiểm soát.
Đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
Thiếu máu nên làm gì? Khi bị thiếu máu bạn nên đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như thịt, gan, trứng, tiết, thực phẩm giàu vitamin C như rau củ quả.
Thiếu máu nên làm gì? Hiện nay có rất nhiều sản phẩm ăn liền chứa nhiều sắt như bánh bích qui, nước mắm. Hãy bổ sung thường xuyên để cơ thể đảm bảo lượng chất sắt cần thiết.
Phụ nữ cần bổ sung uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Với những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cần uống thuốc sắt đều đặn trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Hãy bổ sung sắt cho trẻ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu nên làm gì? Trên đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và có hướng dẫn hỗ trợ điều trị thiếu máu chính xác, hiệu quả nhất.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.