Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh quai bị là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, hiện nay nhờ có vắc xin mà căn bệnh này đã ít xuất hiện và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Dù ít nhưng không phải là không gặp, vậy cụ thể bệnh quai bị là như thế nào? Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?

Là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhưng không phải ai cũng đã biết rõ về căn bệnh này. Quai bị nhìn chung là bệnh nhiễm trùng cấp tính với triệu chứng sưng đau tuyến nước bọt điển hình. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và để xem thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?

Đặc điểm của bệnh quai bị

Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?1
Quai bị là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến tại Việt Nam

Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus quai bị gây nên. Khi người bệnh mắc virus quai bị, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như sốt, đau và sưng một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Ở nam giới có thể kèm theo triệu chứng viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, ngoài ra còn một số các biến chứng khác như viêm tụy, viêm vú, viêm dây thần kinh, viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm thận, viêm khớp, viêm tuyến giáp,...

Chẩn đoán bệnh:

  • Quai bị ở thể nhẹ: Tuyến nước bọt bị viêm không rõ ràng, bệnh quai bị ở thể nhẹ cần được phân biệt với các bệnh sốt virus đường hô hấp trên. 
  • Quai bị viêm tuyến nước bọt điển hình: Quai bị ở thể này cần được phân biệt với viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có các dấu hiệu sưng, nóng, đau, đỏ và có mủ chảy ra, viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai, viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, họng, hàm.

Nguyên nhân gây bệnh: 

  • Như đã đề cập ở phần trên bệnh do virus quai bị Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này có khả năng tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể, có thể tồn tại ở nhiệt độ 15 - 20 độ từ 30 đến 60 ngày và từ 1 đến 2 năm ở nhiệt độ âm sâu, từ -25 tới -700C. Virus chỉ có thể bị tiêu diệt ở mức nhiệt trên 56 độ hoặc dưới tác động của ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại hoặc những hóa chất khử khuẩn có chứa clo.

Phương thức lây truyền bệnh: 

  • Giống như đa phần các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh quai bị lây truyền theo đường hô hấp. Khi bệnh nhân nói chuyện, ho hay hắt hơi, khạc nhổ,... virus sẽ theo dịch tiết mũi họng, các hạt nước bọt bắn ra ngoài. Người không mắc bệnh khi hít phải hoặc tiếp xúc với các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp của người bệnh sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh. Virus có thể phát tán rất mạnh trong phạm vi 1.5 mét và lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, virus có thể phát tán xa hơn khi gặp gió.

Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu?

Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?2
Thời gian ủ bệnh quai bị tương đối dài

Trung bình, thời gian ủ bệnh quai bị kéo dài từ 2 đến 3 tuần (khoảng 12 đến 25 ngày) và cụ thể là khoảng 18 ngày. Virus quai bị có trong nước bọt của bệnh nhân khoảng từ 3 đến 5 ngày trước khi bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, viêm tuyến nước bọt. Sau khi bệnh khởi phát từ 7 đến 10 ngày là giai đoạn bệnh lây truyền, bệnh lây truyền mạnh nhất vào thời điểm khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát bệnh. Trong vòng 2 tuần có thể thấy virus ở nước tiểu của bệnh nhân. 

Trong một ổ dịch, thường có từ 3-10 người mang vi rút lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh quai bị và phát bệnh. Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian ủ bệnh quai bị. 

Cách phòng tránh bệnh quai bị

Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?3
Tiêm vắc xin kịp thời để phòng tránh bệnh quai bị

Phòng bệnh vẫn luôn hơn chữa bệnh, để bản thân và những người xung quanh không bị bệnh quai bị và các biến chứng của bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Giáo dục cộng đồng về tác hại của bệnh quai bị nhất là tác hại ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tuyên truyền giáo dục về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nếu như có phát hiện bệnh cần khai báo kịp thời tới các cơ sở y tế.
  • Sử dụng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất với bệnh quai bị. 
  • Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, chú ý vệ sinh cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Làm thông thoáng, sạch sẽ nhà ở, môi trường làm việc. Có thể tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở, những không gian kín.
  • Cần cách ly và điều trị bệnh kịp thời nếu như có phát hiện ra dấu hiệu bệnh, tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý điều trị bệnh. 
  • Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu dụng nên khi mắc bệnh người bệnh nên hạn chế vận động, cần an thần và chăm sóc bản thân thật tốt nhất là ở giai đoạn bệnh toàn phát. 

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “Thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu?” nhà thuốc Long Châu tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cho tới người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai hãy tham khảo và tiêm vắc xin quai bị để có thể phòng ngừa tốt căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh quai bị, tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR) là biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xin MMR không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh quai bị mà còn phòng ngừa các bệnh sởi và rubella, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chúng tôi cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin MMR cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có miễn dịch đối với các bệnh này. Đừng để bệnh quai bị ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy chủ động tiêm phòng ngay hôm nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin