Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thực hành thiền, chánh niệm mang đến lợi ích cho chúng ta như thế nào?

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiền, chánh niệm là phương pháp rèn luyện tâm trí, giúp bạn đối phó với cuộc sống bận rộn, giảm bớt những suy nghĩ, phiền não, làm dịu tâm trí và thể xác. Không giống như các hình thức thiền khác, thiền, chánh niệm thường tập trung vào hơi thở nhưng không cố gắng thay đổi hay kiểm soát nó.

Thiền đã không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người và hiện phương pháp này đang được thực hiện rộng rãi. Và trong bối cảnh hiện nay, nhịp sống hiện đại đã khiến con người bị cuốn theo những áp lực của công việc, học tập và gia đình mà quên đi thế giới nội tâm của mình. Khi đó, những bài tập thiền, chánh niệm trở thành phương pháp chữa lành tinh thần vừa đơn giản vừa hiệu quả dành cho tất cả mọi người.

Thiền, chánh niệm là gì?

Thực hành thiền, chánh niệm đã tồn tại hơn 2.500 năm trên Trái đất này và trải qua rất nhiều thế hệ thiền nhân trong các tu viện. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài chục năm gần đây, phương pháp này mới chính thức được đưa vào thành một hoạt động chăm sóc sức khỏe trong y học và đã được rất nhiều các nghiên cứu khoa học chứng minh vai trò của bộ môn thực hành này.

Thực hiện thiền, chánh niệm giúp ích cho chúng ta như thế nào? 1 Thực hành thiền, chánh niệm là phương pháp trị liệu có thể áp dụng cho tất cả mọi người

Thực hành thiền, chánh niệm giúp giảm căng thẳng hiệu quả, có thể áp dụng cho tất cả mọi người và tại nhiều nơi như trường học, bệnh viện, trung tâm tư vấn tâm lý, hoặc ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào,...

Phương pháp này giúp nuôi dưỡng tinh thần điềm tĩnh, rộng lượng và chấp nhận thực tại. Nếu thiếu mất đi chánh niệm, mỗi người chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái bất an, luôn thấy lo sợ trong sâu thẳm tâm hồn. Theo thời gian, khi các vấn đề này ngày càng tích tụ, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong quá khứ và xa rời thực tại, cuối cùng đánh mất niềm tin vào giá trị cốt lõi của bản thân.

Thực hành thiền, chánh niệm sẽ giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn, tăng khả năng tập trung,... Về lâu dài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao sức khoẻ tinh thần và chất lượng cuộc sống. Việc thực, hành thiền chánh niệm còn giúp chúng ta sống có mục đích rõ ràng trong thời khắc hiện tại, không lo lắng, ưu phiền.

Lợi ích của thiền, chánh niệm

Thực hành thiền, chánh niệm giúp bạn càng hiểu thêm về bản thân và cảm thấy trân trọng thế giới xung quanh mình hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh về những lợi ích thần kỳ của thiền, chánh niệm đối với sức khoẻ như sau:

  • Giảm lo lắng, căng thẳng.
  • Kiểm soát và tăng sự tập trung.
  • Hạn chế triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm.
  • Hỗ trợ cân bằng giấc ngủ để ngủ sâu và ngủ ngon hơn.
  • Giảm bớt cảm giác đau nhức cơ thể.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh lý như hen suyễn, ung thư và tiểu đường.
  • Nâng cao khả năng thích nghi.

Bên cạnh đó, thiền, chánh niệm còn mang đến lợi ích trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Khi bạn có thể làm chủ những cảm xúc và suy nghĩ, việc giao tiếp và hành xử của bạn với mọi người cũng phát triển theo hướng tích cực hơn.

Thực hành thiền, chánh niệm mang đến lợi ích cho chúng ta như thế nào? 2 Thiền, chánh niệm có thể giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm

Cách thực hiện thiền, chánh niệm trong cuộc sống

Thiền, chánh niệm ngày nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng, trong rất nhiều hoàn cảnh. Đối với những người khá bận rộn với công việc, nhiều căng thẳng và áp lực nên thực hiện thiền, chánh niệm.

Việc thực hành thiền, chánh niệm sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong môi trường yên tĩnh và thoải mái và một tư duy không phán xét bản thân. Đồng thời, tư thế ngồi yên sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào hơi thở hơn.

Sau khi giữ được hơi thở chậm rãi, bạn bắt đầu nhận diện các cảm xúc, suy nghĩ của mình và trân trọng chúng. Đừng cố gắng tìm lý do vì sao bạn lại có những suy nghĩ ấy. Hít thở thật đều và đếm nhịp hơi thở. Vì khi bạn hướng sự chú ý đến hơi thở, thì những suy nghĩ ấy sẽ bắt đầu lướt qua, và bạn chẳng cần chú tâm quá nhiều tới chúng.

Cuối cùng, bạn cần kiên trì luyện tập mỗi ngày để tự mình trải nghiệm trọn vẹn trạng thái hạnh phúc trong tâm. Chánh niệm sẽ dần dễ dàng hơn theo thời gian và sau nhiều lần thực hành.

Bạn cũng có thể dành một khoảng thời gian trong ngày để thực tập bài thiền đi, thiền ngồi, thiền nằm, trong các hoạt động thể dục thể thao như tập yoga, đạp xe, hoặc tất cả các hoạt động thường ngày đều có thể thực hành trong chánh niệm. Phương pháp này đơn giản là quan sát cơ thể mình đang có cảm giác gì, đưa tâm trí về với hơi thở, nhận biết mình đang làm gì ở thời điểm hiện tại,...

Thực hành thiền, chánh niệm mang đến lợi ích cho chúng ta như thế nào? 3 Xây dựng thói quen thiền, chánh niệm mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần

Nên thực hiện thiền, chánh niệm trong bao lâu?

Bạn có thể thực hành thiền, chánh niệm trong thời gian tùy thích và bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện việc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày để xây dựng thành thói quen.

Đầu tiên, bạn nên dành khoảng 15 phút mỗi ngày, một vài lần mỗi tuần là một khởi đầu tốt cho người mới bắt đầu. Sau đó, bạn có thể thiền theo cách của mình, tối đa một giờ mỗi lần, đó là lúc bạn có thể nhận được nhiều lợi ích nhất.

Sống chánh niệm là một lối sống lành, tuy nhiên không phải dễ dàng mà chúng ta có thể thực hiện được ngay mà phải có một quá trình luyện tập lâu dài, chỉ cần chuyên tâm thực hành và thả lỏng khi luyện tập.

Thực hiện thiền, chánh niệm đang ngày càng được nhiều người tìm tới bởi những lợi ích kỳ diệu mà nó mang lại đặc biệt là sức khỏe tâm lý và nhận thức của con người. Qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn chánh niệm không chỉ là trạng thái dành cho lúc thiền, mà là một phong cách sống mà bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, cho phép bạn tập trung và tận hưởng từng giây phút trong cuộc sống thực tại.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm