Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thịt lợn là một trong những thực phẩm phổ biến trong mỗi bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, có những nguyên tắc bạn phải tuân theo khi chế biến nó, đặc biệt lưu ý đến thực phẩm đại kỵ với thịt lợn, không bao giờ được nấu chung.
Khi kết hợp cùng thịt lợn, các thực phẩm dưới đây có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Đông y cho rằng, không nên nấu chung thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Đậu tương giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Tuy nhiên, khi chế biến thịt lợn chung với đậu tương, hàm lượng phốt pho này có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn nạc. Chính vì thế nên tránh nấu chung thịt lợn và đậu tương.
Thịt lợn chứa rất nhiều protein. Do đó, khi nấu chung thực phẩm này với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt bò là một trong những thực phẩm kỵ thịt lợn. Theo báo Gia đình & Xã hội, dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng của nhau. Hơn nữa, bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn, không hợp nấu chung. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến chúng không thể nào kết hợp với nhau.
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Nhiều người sử dụng gừng để khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên, điều này không nên được áp dụng với thịt lợn. Đây là hai nguyên liệu tương khắc, khi ăn cùng nhau sẽ gây các triệu chứng phong thấp, nổi nốt vô cùng khó chịu.
Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên nấu chung thịt lợn với gan dê.
Trong khi thịt trâu có tính hàn thì thịt lợn cũng mang tính hàn dễ sinh chứng bạch thốn trùng (sán dây, sán sơ mít). Vì thế, bạn nên chú ý không nên ăn hai món này cùng một lúc.
Thịt baba và rùa là những thực phẩm đại kỵ với thịt lợn. Nếu kết hợp chúng có thể gây chứng khí trệ, đầy bụng chướng hơi có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Óc, tủy lợn kết hợp với muối sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.
Tương tự óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Vì thế không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.
Bạn cũng không nên ăn chung gan lợn với các loại cá vì dễ khiến da mặt bạn bị nổi ung nhọt, khó chịu. Cá là thực phẩm đại kỵ với gan lợn.
Ngoài việc chú ý không nên kết hợp thịt lợn với các thực phẩm kể trên thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn. Bởi nó có lượng mỡ động vật cao, đặc biệt không tốt những người mắc các bệnh cao huyết áp và mỡ trong máu cao.
Hường
Nguồn tham khảo: Tạp chí Sống khỏe
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.