Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Clindamycin là một loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi với nhiều tác dụng, trong đó có Clindamycin trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa nắm vững thông tin về loại thuốc này và nhiều ý kiến trái chiều về việc Clindamycin trị mụn có tốt không.
Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp ở mặt, đặc biệt phổ biến ở người trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh, những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm. Nổi mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người bởi không chỉ gây ra tình trạng sưng viêm khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Để giải quyết tình trạng này, điều quan trọng nhất là chăm sóc da đúng cách và sử dụng đúng loại thuốc trị mụn phù hợp với làn da của mình. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được dùng trong các phác đồ điều trị mụn trứng cá, trong đó có Clindamycin trị mụn. Vậy Clindamycin là thuốc gì? Clindamycin trị mụn có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh thuốc Clindamycin.
Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid. Clindamycin ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách liên kết với tiểu đơn vị 50S Ribosom. Hoạt chất này có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp. Tác dụng của Clindamycin cũng tương tự tác dụng của Erythromycin, Lincomycin và Chloramphenicol.
Khoảng 90% Clindamycin liều uống được hấp thu ở đường tiêu hóa và bền vững trong môi trường axit. Còn lại khoảng 10% sẽ bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính hay chất chuyển hóa, đồng thời 4% bài tiết qua phân. Hoạt chất này cũng được phân bố rộng khắp trong các dịch, mô và xương của cơ thể. Trong đó, khoảng trên 90% nồng độ Clindamycin có trong vòng tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Bên cạnh đó, Clindamycin còn có khả năng khuếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn thai.
Kháng sinh Clindamycin thường được sử dụng trong điều trị mụn bị nhiễm khuẩn dưới dạng bôi tại chỗ hoặc dạng bọt. Ngoài ra, thuốc Clindamycin vẫn có dưới dạng uống nhưng rất hiếm khi được sử dụng trong điều trị bệnh về da. Lý do là vì một số nghiên cứu cho thấy dùng Clindamycin dạng uống có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, dùng Clindamycin trị mụn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu kết hợp cùng Benzoyl peroxide so với điều trị riêng lẻ. Do đó, hầu hết các phác đồ điều trị mụn đều sử dụng kết hợp 2 loại hoạt chất này.
Clindamycin là kháng sinh thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, loại kháng sinh này chỉ phù hợp với mụn trứng cá mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thông thường, Clindamycin không phải là phương pháp điều trị mụn duy nhất mà cần kết hợp các loại thuốc khác. Nguyên nhân do Clindamycin là kháng sinh nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn đến quá liều hoặc kháng thuốc.
Clindamycin có tác dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh trên da như P. acnes và một số loại vi khuẩn thường gặp khác như Staphylococcus aureus, Bacteroides (B. fragilis), Clostridium perfringens, Staphylococcus epidermidis, Pneumococcus, Fusobacterium spp, Peptostreptococcus spp,...
Mặc dù dùng Clindamycin mang lại hiệu quả trị mụn nhưng một số trường hợp không thể sử dụng loại thuốc này, bao gồm:
Tương tự như các loại kháng sinh khác, trong quá trình sử dụng Clindamycin trị mụn bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi những triệu chứng này có thể tự biến mất khi cơ thể quen với thuốc. Trường hợp các triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Thuốc Clindamycin sẽ được dùng với liều lượng khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau. Liều dùng này phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và phác đồ điều trị. Dưới đây là liều dùng Clindamycin tham khảo:
Khi sử dụng Clindamycin trị mụn, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả điều trị:
Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc Clindamycin trị mụn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại kháng sinh này, từ đó biết cách sử dụng thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị an toàn, tối ưu nhất.
Xem thêm: Dầu dừa có trị mụn không? Hướng dẫn dùng dầu dừa đúng cách
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.