Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống thuốc trị bệnh là một trong những con đường thông dụng để đưa thuốc vào bên trong cơ thể. Trên thực tế, mỗi loại thuốc khi uống đều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá theo những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Việc hiểu biết về các thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá sẽ giúp bạn có cách phòng tránh phù hợp.
Mặc dù là thuốc được kê đơn và không kê đơn thường an toàn, song một số loại thuốc lại có thể gây hại dạ dày và rối loạn chức năng đường ruột. Vậy đâu là thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có được câu trả lời bạn nhé.
Hệ tiêu hoá là một trong những hệ thống cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận chức năng tiêu hoá, phân giải và hấp thu các dưỡng chất thông qua nguồn thức ăn tiêu thụ.
Trong điều trị bệnh, hệ tiêu hoá là một trong những con đường phổ biến để đưa thuốc vào bên trong cơ thể và đường uống được đánh giá là con đường đưa thuốc vào cơ thể thông dụng, tiện lợi nhất.
Trên thực tế, khi bạn uống thuốc, thuốc sẽ được hấp thu dần vào trong máu từ đó giúp bạn điều trị bệnh lý đang gặp phải. Tuy nhiên, cũng vì thế mà hệ tiêu hoá lại bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác dụng phụ của thuốc.
Theo thống kê, tỷ lệ các trường hợp phải chịu tác hại trên tiêu hoá là không hề nhỏ. Trên toàn thế giới, có đến 17 - 20% trong tổng số ca điều trị bệnh phải hứng chịu tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tiêu hoá. Điều này có nghĩa, trung bình cứ có khoảng 100 người uống thuốc điều trị bệnh thì có khoảng 17 - 20 người bị tác dụng phụ trên hệ cơ quan này. Thêm vào đó, các nghiên cứu còn cho thấy có khoảng 20% ca bệnh nhập viện do tai biến điều trị xuất phát từ những tổn thương trên tiêu hoá.
Các tổn thương tiêu hoá gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc vô cùng đa dạng. Đó có thể là buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột, rối loạn hấp thu, chít hẹp, co thắt, viêm loét, chảy máu, thủng và thậm chí là ung thư… Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của việc thuốc gây tác dụng trên hệ tiêu hoá có sự phân cấp từ nhẹ đến nặng giữa các loại thuốc.
Vậy có những thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá nào? Mời bạn cùng tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây!
Dưới đây là một số loại thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá, bạn đọc có thể tham khảo:
Thực tế cho thấy các trường hợp đang có các vấn đề trên thực quản như từng bị sẹo hẹp thực quản, dị sản cơ thực quản, xơ cứng bì hay di chứng đột quỵ thường gặp khó khăn khi nuốt viên nang hoặc viên nén.
Khi các loại thuốc được bào chế dưới 2 dạng này bị mắc kẹt và nằm lại trong thực quản có thể giải phóng các hoá chất, gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây loét, gây chảy máu, gây hẹp hoặc làm hẹp thực quản.
Một số loại thuốc gây kích ứng thực quản có thể kể đến như Aspirin, Quinidin, vitamin C, Sắt, Kali Clorua và một số loại thuốc kháng sinh,…
Cơ vòng là cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, cho phép thức ăn đi vào dạ dày sau khi nuốt. Do đó, khi điều trị bệnh bằng các loại thuốc can thiệp vào hoạt động của cơ vòng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Các loại thuốc góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản có thể kể đến như: Thuốc kháng viêm không steroid, Nitrat, Theophylline, thuốc chặn canxi, thuốc kháng sinh đường uống, thuốc tránh thai. Trong đó, thuốc kháng viêm không steroid là một trong những loại thuốc gây tác dụng phụ trên dạ dày phổ biến nhất, bao gồm Ibuprofen cùng các loại thuốc giảm đau thông thường khác.
Các chuyên gia cho biết: Việc sử dụng không hợp lý các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc dạ dày chống axit, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hoá hay thủng dạ dày.
Hoạt động của cơ và thần kinh trong dạ dày có thể bị chậm lại bởi tác dụng của một số loại thuốc. Chính sự tác động này đã khiến cho các chất trong dạ dày trống rỗng với tốc độ chậm hơn so với bình thường.
Một số loại thuốc có thể gây ra sự chậm trễ này trên hệ tiêu hoá có thể kể đến như thuốc điều trị Parkinson, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc kháng cholinergic.
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động cơ và thần kinh trong ruột già khiến cho phân chậm và khó di chuyển, hậu quả là dẫn đến tình trạng táo bón.
Bạn có thể bị táo bón khi sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc kháng cholinergic, thuốc điều trị cao huyết áp, sắt, thuốc kháng axit có thành phần chủ yếu là nhôm, thuốc gây nghiện/thuốc giảm đau, Cholestyramine…
Thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy trên người sử dụng. Sở dĩ sử dụng thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ tiêu chảy là do thuốc kháng sinh tác động đến các chủng vi khuẩn thường trú tồn tại trong ruột già. Những thay đổi này khiến cho vi khuẩn Clostridium difficile phát triển quá mức, gây ra tình trạng tiêu chảy với triệu chứng điển hình là đi ngoài phân lỏng và nhiều nước.
Các loại kháng sinh có thể gây tiêu chảy không thể không kể đến đó là Penicillin, Cephalosporin và Clindamycin.
Gan là cũng là cơ quan thuộc hệ tiêu hoá. Cơ quan này đảm nhận vai trò xử lý hầu hết các loại thuốc đi vào máu và chi phối hoạt động của thuốc trong cơ thể.
Khi thuốc đi vào máu, gan sẽ chuyển hoá thuốc thành các hoá chất mà cơ thể có thể sử dụng đồng thời loại bỏ các hoá chất độc hại mà các cơ quan khác không thể dung nạp được. Chính trong quá trình này, các hoá chất sẽ tấn công và làm tổn thương gan.
Tổn thương gan do việc sử dụng thuốc có thể tương tự như các triệu chứng của bất kỳ bệnh gan cấp hay mãn tính nào. Do đó, ngưng sử dụng thuốc nghi ngờ và loại trừ các bệnh gan khác thông qua xét nghiệm chẩn đoán là cách duy nhất để bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tổn thương gan do thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhóm thuốc hấp thu tại ruột kéo dài có thể gây tổn thương gan mãn tính và để lại sẹo xơ gan.
Các loại thuốc gây tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm: Thuốc chống co giật, Acetaminophen, thuốc an thần Chlorpromazine, thuốc kháng lao, thuốc hạ huyết áp Methyldopa và các loại vitamin như Niacin và vitamin A.
Có thể thấy rằng, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh đường uống sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng trên hệ tiêu hoá. Vậy phải làm gì để có thể giảm tác hại của thuốc trên đường tiêu hoá? Các chuyên gia y tế cho biết, việc giảm tác hại của thuốc trên đường tiêu hoá nhằm hai mục tiêu chính đó là tránh tổn thương bề mặt và bảo tồn chức năng cho các cơ quan trong hệ tiêu hoá.
Theo đó khi sử dụng thuốc đường uống, để giảm tác hại của thuốc trên tiêu hoá, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Có thể thấy rằng, hiện nay, có rất nhiều loại thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Do đó, để đảm bảo an toàn, mỗi người cần thận trọng hơn khi sử dụng các loại thuốc hấp thu tại đường ruột. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bạn nhé.
Xem thêm: Các nhóm thuốc cường giao cảm phổ biến và công dụng trong điều trị
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.