Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, việc sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa đột quỵ đã có những bước tiến mới. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí những loại thuốc làm loãng máu cùng lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ.
Thuốc làm loãng máu là gì? Cơ chế hoạt động của loại thuốc này ra sao và chỉ định của loại thuốc này như thế nào? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu lên não khiến cho các tế bào não bị đói oxy và dinh dưỡng, dẫn đến chết não từ đó khiến chức năng não tương ứng bị suy giảm đáng kể, thậm chí là mất chức năng não tương ứng.
Ở người bệnh bị rung nhĩ, dòng máu chảy chậm trong các buồng trên cùng của tim và tại đây có thể hình thành cục máu đông. Khi một cục máu đông vỡ ra có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.
Thuốc làm loãng máu được chứng minh là tác dụng tăng cường lưu thông máu trong mạch máu từ đó ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Đây là một trong các nhóm thuốc chính yếu được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý về tim và dị tật tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc làm loãng máu có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong mạch máu từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ.
Về cơ chế hoạt động của thuốc làm loãng máu: Về bản chất, thuốc làm loãng máu không thực sự khiến cho máu trở nên loãng hơn và cũng không thể phá vỡ cục máu đông. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có tác dụng ức chế sự hình thành các cục máu đông mới đồng thời làm chậm sự phát triển của các huyết khối hiện có.
Trong thời gian gần đây, FDA đã phê duyệt 4 chất làm loãng máu bao gồm Dabigatran (Pradaxa), Rivaroxaban (Xarelto), Apixiban (Eliquis) và Edoxaban (Savaysa). Cùng với Warfarin - loại thuốc đã được phê duyệt cách đây 60 năm, những loại thuốc này được các bác sĩ chỉ định sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ ở người bệnh mắc rung nhĩ.
Giữa Warfarin và 4 loại thuốc làm loãng máu mới đây được FDA phê duyệt có những sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:
Như các bạn đã biết, sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị tối ưu đồng thời làm giảm các tác dụng không mong muốn. Vậy thuốc làm loãng máu chỉ định trong những trường hợp nào và làm sao để sử dụng thuốc làm loãng máu an toàn và hiệu quả?
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc làm loãng máu trong trường hợp mắc một số bệnh lý về tim mạch hay mạch máu. Chẳng hạn như:
Hiện nay, có hai loại thuốc làm loãng máu chính là thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Trong đó:
Tùy thuốc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Khi được chỉ định sử dụng thuốc làm loãng máu, điều bạn cần làm là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Trên thực tế, thuốc làm loãng máu có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm, vitamin và rượu. Chính vì thế, hãy thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc cũng như chất bổ sung mà bạn đang sử dụng trong thời gian uống thuốc làm loãng máu.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần phải xét nghiệm máu thường xuyên để đánh giá mức độ đông máu.
Điều quan trọng nhất lúc này đó là phải đảm bảo rằng người bệnh đang dùng đủ thuốc để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông nhưng không quá nhiều đến mức gây chảy máu, nhất là các trường hợp xuất huyết nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mặc dù thuốc làm loãng máu có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở người bệnh mắc rung nhĩ, song, khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ. Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc làm loãng máu, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ.
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị thuốc làm loãng máu không thể không kể đến như:
Bên cạnh việc hiểu rõ tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc làm loãng máu, người bệnh rung nhĩ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mối liên hệ giữa thuốc làm loãng máu và đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thuốc làm loãng máu, cách sử dụng thuốc làm loãng máu và những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Chúc bạn sẽ có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và cảm ơn bạn trong thời gian qua đã luôn dõi theo Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.