Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc mê đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật y tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc thuốc mê là gì, khi nào nên sử dụng và tác dụng phụ của nó là gì?
Thuốc mê là một đột phá quan trọng trong lĩnh vực y học, mang lại lợi ích to lớn trong quá trình can thiệp y tế. Được thiết kế để giảm đau cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật, thuốc mê không làm mất đi hay tạm ngừng các chức năng cơ bản của cơ thể. Vậy thuốc mê là gì? Tác dụng phụ của nó là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này!
Ai cũng biết thuốc mê là gì nhưng chưa biết công dụng của nó. Thuốc mê là một loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, có khả năng hồi phục khi sử dụng ở một liều lượng nhất định. Công dụng chính của thuốc mê là làm mất ý thức tạm thời, gây mất cảm giác và phản xạ, nhưng vẫn duy trì các chức năng sống như tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa, và bài tiết.
Đa số các loại thuốc mê đều có độc tính, do đó mỗi loại thuốc sẽ có liều tối đa riêng. Sử dụng liều cao có thể dẫn đến ngộ độc, trong khi liều thấp có thể không đủ để gây mê bệnh nhân. Vì vậy, vai trò của bác sĩ gây mê là vô cùng quan trọng, yêu cầu khả năng tính toán liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân và giai đoạn cụ thể của ca phẫu thuật, nhằm đảm bảo rằng bệnh nhân đang trong trạng thái mê mà không bị ngộ độc thuốc mê.
Trong quá trình phát triển, đã xuất hiện nhiều loại thuốc mê được ứng dụng trong thực tế lâm sàng. Một số loại đã được sử dụng từ trước đến nay, trong khi một số khác đã bị loại bỏ do chất lượng gây mê kém, độc tính cao và tác dụng phụ nhiều. Dựa trên phương thức đưa vào cơ thể, thuốc mê được chia thành hai nhóm chính:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê thông qua tĩnh mạch ở cánh tay, bàn tay, hoặc có thể hít khí qua mặt nạ thở. Người bệnh sẽ ngủ trong vòng vài phút. Sau đó, bác sĩ sử dụng các thuốc giảm đau opioid và thuốc làm giãn cơ vùng hầu họng thanh quản. Bác sĩ đặt một ống thông từ miệng vào khí quản hoặc đặt mặt nạ thanh quản để giúp cho cơ thể vẫn tiếp nhận đủ oxy trong suốt quá trình phẫu thuật.
Bác sĩ có thể quyết định sử dụng gây mê toàn thân trong những trường hợp sau đây:
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thuốc mê trong các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ thuốc gây mê như sau:
Trên đây là những thông tin thuốc mê là gì và một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Mặc dù đây là loại thuốc không thể thiếu trong các ca phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa, nhưng quan trọng là bạn cũng cần hiểu rõ về các tác dụng phụ có thể xuất hiện, nhằm chuẩn bị và phòng ngừa trước các phản ứng không mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...