Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây nên, rất dễ lây lan thành dịch vào mùa xuân hè. Thông thường, thủy đậu sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần, nhưng có những trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều một cách bất thường khiến người bệnh cảm thấy rất hoang mang và lo lắng. Vậy tình trạng này có gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe không?
Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng không thể chủ quan vì nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng và rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu có thể diễn biến khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ bị nổi một vài nốt mụn nước, trong khi những người khác có thể gặp tình trạng thủy đậu mọc quá nhiều.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp gây ra bởi virus Varicella Zoster. Thông thường, bệnh thủy đậu sẽ phát triển qua 4 giai đoạn chính:
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh thủy đậu là phát ban và mụn nước trên da và niêm mạc kèm với sốt, đau đầu, mệt mỏi. Thủy đậu mọc quá nhiều là một trong những triệu chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng này có thể gây ngứa rát, khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số nguyên nhân khiến các nốt thủy đậu mọc nhiều:
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và mạnh. Những nốt mụn thủy đậu có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp người bệnh bị thủy đậu mọc quá nhiều sẽ không quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau đây để hạn chế nhiễm trùng và lây lan sang thêm nhiều nơi khác trên cơ thể.
Khi cơ thể xuất hiện nhiều nốt phỏng, cho dù ngứa hay khó chịu thì người bệnh cũng cố gắng không nên sờ, cào, gãi vào các nốt thủy đậu để tránh làm vỡ các mụn nước có thể gây nên tình trạng viêm da bội nhiễm cũng như lây lan sang các vùng da khác. Người bệnh có thể thực hiện các cách sau để giúp làm dịu da khi ngứa:
Người bệnh cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với bệnh. Đồng thời, bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tránh mất nước và mất cân bằng điện giải. Người bệnh thủy đậu nên kiêng ăn các món ăn khó tiêu, gây ngứa, gây sẹo,…
Trên da chúng ta có rất nhiều vi khuẩn cộng sinh, vi khuẩn sẽ lợi dụng tấn công qua nốt mụn thủy đậu bị vỡ gây ra viêm da, thậm chí trường hợp nặng sẽ bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm cầu thận. Vì vậy người bệnh thủy đậu nên tắm bằng nước sạch hoặc dung dịch kháng khuẩn để làm giảm cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do các nốt thủy đậu gây ra. Tuy nhiên, không nên tắm quá lâu để tránh bị cảm do sức đề kháng của cơ thể người bệnh đang yếu.
Người bệnh thủy đậu nên nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, hạn chế ra ngoài để tránh khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lây lan bệnh cho người khác.
Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý làm theo các phương pháp dân gian hay dùng thuốc mà không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu được chăm sóc và điều trị tổn thương da đúng cách, thủy đậu thường không để lại sẹo. Tuy vậy, có không ít trường hợp người bệnh kiêng cữ không đúng cách hoặc thủy đậu mọc quá nhiều khiến da bị nhiễm trùng gây nên sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt. Để hạn chế biến chứng sẹo thủy đậu, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp cải thiện và ngừa sẹo thủy đậu thông qua:
Tuy rằng việc điều trị thủy đậu không quá khó khăn, nhưng nếu không áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nếu thủy đậu mọc quá nhiều kèm theo triệu chứng sốt cao, sợ ánh sáng thì cần ngay lập tức đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị bệnh. Hiểu và xử trí đúng mới có thể giúp người bệnh mau chóng lành bệnh, đồng thời có thể bảo vệ bản thân và mọi người tránh khỏi những biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: