Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu mọc ở vùng kín có sao không? Nguyên nhân từ đâu và cách chăm sóc ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm nhé!
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm ngoài da thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đáng nói, các nốt thủy đậu không chỉ xuất hiện rải rác ở vùng đầu, thân và chân tay mà còn mọc ở vùng kín của nữ giới. Nếu không được vệ sinh thường xuyên và giữ sạch sẽ có thể dễ bị viêm nhiễm. Vậy bệnh thuỷ đậu mọc ở vùng kín có sao không? Làm thế nào để vệ sinh đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!
Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi thuỷ đậu mọc ở vùng kín có sao không, bạn cần biết triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan khá nhanh. Mặc dù bệnh khá lành tính, nhưng các nốt mụn có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và công việc của người mắc phải.
Bệnh thủy đậu có thể lây qua không khí và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh bao gồm có 4 giai đoạn chính như sau:
Cần lưu ý rằng, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách ở giai đoạn cuối để giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để giảm sẹo và hỗ trợ tái tạo da, giúp tổn thương niêm mạc da nhanh chóng hồi phục.
Thủy đậu mọc ở vùng kín gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Loại virus này thường trú ngụ trong dịch tiết và chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, khi tiếp xúc với chất dịch trong nốt mụn nước trên da hoặc vật dụng cá nhân của người bệnh thì tỷ lệ nhiễm virus ở người chưa có kháng thể lên đến 90%.
Khi mắc bệnh, các nốt mụn sẽ xuất hiện trên nhiều vùng da như tay, chân, bụng, lưng, mặt và cổ. Sau khoảng một ngày, chúng sẽ nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể, bao gồm cả vùng kín. Vì vậy, việc các nốt thủy đậu mọc ở vùng kín là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu mụn mọc ở vùng kín là mụn thịt, mụn mủ và lây lan nhanh không phải lúc nào cũng là biểu hiện của bệnh thủy đậu. Mà đó có thể là các bệnh xã hội lây qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh học,... Những bệnh lý này có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, vô sinh,... Vì vậy, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Trong giai đoạn toàn phát của bệnh thủy đậu, các nốt mụn nước sẽ xuất hiện và lan khắp cơ thể trong khoảng 12 - 24 tiếng. Có thể bắt đầu từ tay, chân, mặt, đầu và thậm chí là cả ở vùng kín. Tỷ lệ các nốt thuỷ đậu mọc ở vùng kín thường cao hơn ở nữ giới.
Vậy thuỷ đậu mọc ở vùng kín có sao không? Đây là vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi gặp phải bệnh này. Về cơ bản, thủy đậu mọc ở vùng kín thường không gây nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần điều trị và chăm sóc vệ sinh đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
Mặc dù thủy đậu ở vùng kín có thể gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh nhưng người bệnh cần cố gắng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa viêm âm đạo (ở nữ giới) và viêm nhiễm dương vật (ở nam giới). Việc không chăm sóc đúng cách vẫn có thể làm tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho bộ phận sinh dục khi nốt thủy đậu bị bội nhiễm.
Khi các nốt mụn thủy đậu mọc ở vùng kín mà không được vệ sinh đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào mức độ của mỗi người. Vì vậy, cần duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian bị bệnh thủy đậu. Cách vệ sinh cụ thể như sau:
Ngoài việc tuân thủ vệ sinh vùng kín đúng cách khi bị thủy đậu, người bệnh cũng cần chú ý một số điều quan trọng sau:
Nên ưu tiên ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, chuối, đậu đỏ, trứng, măng tây,... Đồng thời, bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể, chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ hình thành sẹo như cam, dâu tây, chanh, cà chua, lê,...
Ngoài việc tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh vùng kín mỗi ngày, người bệnh cần giặt sạch quần áo bằng xà phòng và ủi trước khi mặc. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh làm bệnh lây lan.
Thông thường, bệnh thủy đậu chỉ xảy ra một lần trong suốt cuộc đời vì cơ thể đã có miễn dịch sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh bị tái phát do đề kháng yếu. Vì vậy, mọi người cần tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, đặc biệt là đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai cần thực hiện tiêm trước 3 tháng.
Khi bị thủy đậu, các mụn nước sẽ xuất hiện ở khắp cơ thể. Đối với những trường hợp mụn nước chỉ mọc ở vùng kín thì có thể không phải là do thủy đậu. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân.
Qua những nội dung chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải được cho câu hỏi thủy đậu mọc ở vùng kín có sao không. Đồng thời, biết chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
Xem thêm: Bị thuỷ đậu có quan hệ được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.