Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có ý định đưa trẻ đi tiêm chủng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đang được phổ biến và áp dụng trên toàn quốc, hiểu về vấn đề này sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc tiêm phòng phế cầu khuẩn cho trẻ.
Tiêm chủng hiện nay đã được coi là quyền lợi thiết yếu của bất kỳ trẻ em nào tại Việt Nam. Việc tiêm phòng giúp cơ thể trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, chống lại nhiều virus có hại. Vậy trong mũi tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? Nếu không thì phụ huynh có nhu cầu tiêm phòng cho con có thể tiêm ở đâu?
Tiêm chủng mở rộng phòng ngừa dành cho đối tượng nào?
Từ năm 1981 đến nay, nhà nước ta đã áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Tiêm chủng mở rộng là biện pháp đẩy lùi bệnh tật cực kỳ quan trọng, giúp cho trẻ chống lại nguồn bệnh trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã mang lại nhiều lợi ích như:
Bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Uốn ván, bại liệt, viêm gan B,... (những bệnh lý chưa có thuốc đặc trị, nên tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất).
Giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.
Giảm nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh (bảo vệ sức khỏe cho bé, cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế lây lan, bùng phát thành các đợt dịch nguy hiểm).
Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam hiện nay đã phòng ngừa tới 12 loại bệnh cho trẻ nhỏ. Ban đầu, chương trình chỉ áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi, nhưng đến nay, nhờ sự phát triển của kinh tế và y tế, chương trình đã áp dụng cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi trên toàn quốc. Tiêm chủng là biện pháp tối ưu, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Những loại vắc xin ngừa bệnh nào nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay? Và tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không?
Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không?
Tiêm chủng mở rộng là biện pháp bảo vệ sức khỏe chủ yếu cho trẻ em, ngoài ra còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi dịch bệnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay đã bao gồm phòng ngừa 12 loại bệnh lý bao gồm:
Vắc xin phòng viêm gan B;
Vắc xin phòng lao phổi;
Vắc xin phòng bạch hầu;
Vắc xin phòng ho gà;
Vắc xin phòng uốn ván;
Vắc xin phòng bại liệt;
Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib;
Vắc xin phòng sởi;
Vắc xin phòng Rubella;
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản;
Vắc xin phòng tả (vùng nguy cơ cao);
Vắc xin phòng thương hàn (vùng nguy cơ cao).
Chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước bao gồm phòng ngừa 12 loại bệnh nguy hiểm. Nhưng hiện nay, trong danh mục tiêm chủng mở rộng chưa có mũi phế cầu. Nếu phụ huynh có nhu cầu tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ nên thực hiện tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín.
Vì sao nên tiêm vắc xin phế cầu cho bé?
Phế cầu khuẩn (phế cầu) là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn này là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu, nhiễm trùng huyết,... Đặc biệt, đối với các đối tượng đặc biệt, cần bảo vệ là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa chống lại được tác nhân gây bệnh. Các đối tượng này rất dễ bị phế cầu tấn công và gây bệnh, mỗi năm có gần nửa triệu trẻ em tử vong do phế cầu khuẩn tấn công.
Phế cầu khuẩn không những gây bệnh nặng, để lại biến chứng trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, khi điều trị, còn gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh - một vấn đề nhức nhối trong y tế. Khi điều trị phế cầu khuẩn, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh liều mạnh, lâu dài, dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Khi trẻ lớn lên, khi có tình trạng đề kháng kháng sinh, điều trị bất cứ bệnh nào do vi khuẩn tấn công cũng rất khó khăn và nguy hiểm. Vậy nên, chủ động tiêm vắc xin phế cầu là việc quan trọng, bảo vệ hệ hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Hiện nay, tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, có 2 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não) là:
Synflorix: Được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn GSK. Loại vắc xin này giúp chống được 10 chủng phế cầu khuẩn, có thể dùng với trẻ từ 2 tháng tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6 của trẻ.
Prevenar 13: Được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn Pfizer. Loại vắc xin này giúp chống được 13 chủng phế cầu khuẩn, có thể dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 có khả năng tạo “miễn dịch chéo” nhưng không đặc hiệu với COVID-19.
Đối với mỗi độ tuổi, sẽ có lịch tiêm chủng mở rộng khác nhau. Trước khi tiêm vắc xin phế cầu cho bé, phụ huynh sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ càng về lịch tiêm và từng loại vắc xin, sau đó tiến hành lựa chọn vắc xin phù hợp và tiêm cho bé. Bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 để được đội ngũ y tế tận tâm sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về thông tin vắc xin có thể ngừa bệnh phế cầu nhé!
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không. Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chưa có mũi phế cầu. Phụ huynh có nhu cầu và điều kiện để tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ nên tham khảo các trung tâm tiêm chủng đảm bảo an toàn và uy tín.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,... Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.