Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp tránh thai hiệu quả, được sử dụng với vai trò tạm ngưng thụ thai ở phụ nữ. Tuy nhiên sau khi tiêm thuốc tránh thai có hiện tượng rong kinh khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm hay không?
Tiêm thuốc tránh thai là phương pháp đã được nghiên cứu và được sử dụng phổ biến từ lâu. Giống với cấy que tránh thai là đưa hormone lạ vào cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết dẫn đến rong kinh. Khác với cấy que tránh thai phương pháp tiêm thuốc tránh thai sẽ không khiến chị em khó chịu bởi tác động của que cấy. Thế nhưng phương pháp này cũng không tránh khỏi tác dụng phụ đi kèm là rong kinh. Sau đây là bài viết giải đáp thắc mắc khiến chị em lo lắng sau khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Một trong số đó phải kể đến là tiêm thuốc tránh thai.
Phương pháp tiêm thuốc tránh thai có nguyên lý là tiêm hormone progestin vào đường tĩnh mạch. Hormone này có tác dụng ức chế rụng trứng và ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung. Có thể tiêm định kỳ 3 tháng 1 lần.
Nếu sử dụng đúng cách, phương pháp này mang đến hiệu quả cao hơn nhiều so với các phương pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ như mất kinh, rong kinh, tăng cân đột ngột, đau đầu thường xuyên.
Tiêm thuốc tránh thai có nhiều ưu điểm như an toàn, hiệu quả, tiện lợi và không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm cần đáng lưu ý. Trong tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là vấn đề thường đặt lên hàng đầu. Phương pháp tiêm thuốc tránh thai có một số ưu điểm và nhược điểm sau đây.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Hiệu quả của phương pháp tiêm thuốc tránh thai phụ thuộc vào cách sử dụng và thời gian sử dụng có hợp lý hay không. Nếu thuốc được tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt thì thuốc sẽ bắt đầu có hiệu quả ngay lập tức. Nếu thuốc được tiêm vào thời điểm khác của chu kỳ kinh nguyệt thì nên sử dụng thêm các phương án bảo vệ khác trong 7 ngày đầu tiên sau khi tiêm. Nếu quên tiêm thuốc hoặc tiêm muộn hơn 14 ngày so với lịch định kỳ ban đầu thì cần phải thử thai và sử dụng biện pháp bảo vệ khác cho đến khi được tiêm lại.
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc tránh thai nội tiết nào, đặc biệt là trong 3 - 6 tháng đầu tiên. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:
Hiện tượng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh thường không có hại gì cho sức khỏe hay khả năng sinh sản về sau nên vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc theo định kỳ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài hoặc gây ra mất máu nhiều nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời về các bệnh lý có thể đang xảy ra.
Tiêm thuốc tránh thai là một phương pháp tránh thai hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ như rong kinh, đặc biệt trong những tháng đầu tiên sử dụng. Rong kinh không ảnh hưởng đến khả năng tránh thai của thuốc tiêm nhưng có thể gây khó chịu và lo lắng cho người dùng. Để giảm thiểu tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có thể thử một số cách sau:
Tiêm thuốc tránh thai có nhiều ưu điểm như an toàn, hiệu quả, tiện lợi và không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cũng cần lưu ý một số điều để tránh sau khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh cũng như các tác dụng phụ không mong muốn khác:
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là một tình trạng phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy phiền toái hoặc lo lắng về rong kinh nên tìm hiểu các cách xử lý an toàn và hiệu quả. Cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản và tìm kiếm phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho mình. Trên đây nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được các nguyên nhân cũng như một số cách xử lý đúng về rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho người đọc và mang đến một sức khỏe toàn diện cho nữ giới về mọi mặt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.