Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiền có mua được hạnh phúc không? Vẫn là một trong nhiều vấn đề gây tranh suốt nhiều năm qua. Một số người tin rằng tiền bạc là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc, trong khi những người khác cho rằng hạnh phúc không thể mua được bằng bất kỳ giá nào. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc cũng như câu trả lời cho vấn đề trên.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc, chúng ta cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc cũng như những giới hạn của tiền bạc trong việc đạt được hạnh phúc.
Trước khi tìm hiểu tiền có mua được hạnh phúc không? Chúng ta hãy xem xét hạnh phúc là trạng thái cảm xúc gì? Thực tế, việc định nghĩa chính xác cụm từ "hạnh phúc" khá phức tạp, bởi mỗi người lại có quan điểm riêng về điều này. Tóm lại, hạnh phúc có thể được hiểu đơn giản là trạng thái cảm xúc thoải mái và hài lòng của con người khi đạt được một điều gì đó quan trọng với họ.
Theo các nghiên cứu, những người hạnh phúc thường tỏ ra yêu đời, lạc quan và vui vẻ hơn. Họ thường có tư duy tích cực và ít khi chìm vào tâm trạng buồn chán hoặc tức giận. Đặc biệt, họ luôn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
Cảm giác hạnh phúc có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để thực sự tận hưởng hạnh phúc.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên toàn thế giới, mức độ hài lòng về cuộc sống thường tăng theo thu nhập, nhưng không nhất thiết thu nhập cao sẽ đồng nghĩa với cảm giác tích cực và sự thú vị trong cuộc sống.
Một phân tích từ nghiên cứu với dữ liệu thu thập từ 136.000 người ở 132 quốc gia cũng chỉ ra rằng không có "phương thuốc" đơn độc nào dành cho hạnh phúc, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả văn hoá địa phương và kỳ vọng cá nhân.
Dữ liệu mà Gallup World thu thập, đã được công bố trong Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội vào tháng Bảy, đã đề cập đến vấn đề: "Liệu tiền có mua được hạnh phúc không?" Dù có cách định nghĩa hạnh phúc như thế nào, dù là sự hài lòng với cuộc sống, hoặc đánh giá tổng thể về cuộc sống, sẽ có một mối liên kết khá chặt chẽ giữa thu nhập và hạnh phúc. Câu hỏi trên là vấn đề khó có được câu trả lời chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trong một khảo sát, đặt nhiều câu hỏi về nhiều chủ đề như: "Những tiện ích nào mà con người sở hữu và nhu cầu tinh thần có được đáp ứng? Các cảm xúc tích cực và tiêu cực đã diễn ra trong quá khứ? Bạn cảm thấy được tôn trọng không? Gia đình và bạn bè có thể tin tưởng trong tình huống khẩn cấp và bạn cảm thấy tự do như thế nào khi lựa chọn các hoạt động hàng ngày?" và dữ liệu từ các nghiên cứu được thể hiện như sau:
Các nghiên cứu cho thấy: "Sự tự trọng đối với người Mỹ quan trọng hơn hạnh phúc, trong khi đó người Đan Mạch hạnh phúc hơn vì lòng tin giữa người trong xã hội cao và mức độ thấp của tham nhũng, cảm thấy hài lòng với mạng lưới an toàn kinh tế".
Trong các nghiên cứu về người nghèo, cho thấy kết quả một số người nghèo hạnh phúc một phần là do các nhu cầu được đáp ứng. Một phỏng vấn với những người hạnh phúc trong các khu "ổ chuột" ở Calcutta đã chỉ ra rằng mặc dù họ không thoả mãn với tình trạng nghèo khó, nhưng họ cảm thấy giàu có về mặt gia đình và bạn bè. "Tiền có thể mang lại sự hạnh phúc lớn lao đối với người nghèo, nhưng để đạt được sự hạnh phúc cần phải có nhiều tiền hơn nữa nếu đó là người giàu".
Như đã tìm hiểu ở trên tiền có mua được hạnh phúc không? Chúng ta hiểu rằng có một mối liên hệ nào đó giữa tiền bạc và hạnh phúc. Nếu không có tiền, chúng ta sẽ phải làm thêm giờ hoặc thậm chí làm việc không ngừng nghỉ và tiết kiệm tiền, đầu tư để sinh lời. Mối quan hệ này giữa tiền bạc và hạnh phúc dường như phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Con người thường nghĩ rằng chỉ cần có thêm chút ít tiền, họ sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng khi họ đạt được, lại có cảm giác không như mong đợi. Họ càng kiếm được nhiều, họ lại muốn nhiều hơn. Càng có được nhiều, nó lại mang lại ít niềm vui hơn, và lẩn quẩn xung quanh vấn đề làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc hơn?
Dan Gilbert, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard và tác giả của cuốn sách "Vấp ngã khi hạnh phúc", đã cho biết: "Một khi những nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng, thì nhiều tiền bạc cũng không tạo ra nhiều hạnh phúc hơn".
Một số nghiên cứu giúp bạn có cơ sở để trả lời cho vấn đề tiền có mua được hạnh phúc không? Họ đã chỉ ra rằng việc thu nhập tăng từ dưới 20.000 đô la đến trên 50.000 đô la mỗi năm làm tăng gấp đôi khả năng hạnh phúc, nhưng khi thu nhập vượt qua 90.000 đô la, sự tăng trưởng của hạnh phúc lại rất nhỏ.
Con người có khả năng thích nghi, đã trải qua kỷ nguyên của nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Điều này cũng là lý do tại sao họ không bao giờ mãn nguyện lâu dài với may mắn đến. Mặc dù việc kiếm nhiều tiền có thể làm cho con người hạnh phúc trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó họ sẽ nhanh chóng thích nghi với sự giàu có mới của mình và những thứ mà nó mang lại.
Nhiều tiền cũng có thể gây ra căng thẳng hơn. Mức lương cao từ công việc có trả lương cao có thể không mang lại nhiều hạnh phúc. Nhưng nó có thể mua được một ngôi nhà lớn ở ngoại ô, kèm theo một quãng đường dài đi lại từ nơi làm việc.
Đồng thời, bạn không ngừng so sánh bản thân với người khác xung quanh. Xu hướng so sánh bản thân với người khác cũng như xu hướng chán nản với những gì bạn đã có, dường như đã trở thành một đặc điểm tự nhiên của con người. Không hài lòng với hiện tại có thể là nguyên nhân ảnh hưởng dù bạn nhiều tiền nhưng vẫn không có được hạnh phúc.
Tiền chi phối một phần lớn mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe, thời gian, tri thức, địa vị, danh vọng và kiến thức. Tiền không mua được những giá trị quý báu nhất của con người, nhưng thiếu tiền, nhiều khía cạnh của cuộc sống không thể được thực hiện. Do đó, tuỳ thuộc vào cách mỗi người định nghĩa hạnh phúc và sự thỏa mãn với cuộc sống sẽ có được câu trả lời tiền có mua được hạnh phúc không cho chính mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.