Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người cao tuổi. Mặc dù ai cũng có khả năng mắc, nhưng tiểu đường có thể được nhận biết sớm và ngăn chặn ngay từ khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường.
Tiểu đường luôn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Khi một người được chẩn đoán mắc tiểu đường, họ chắc chắn đang bị bệnh tiểu đường. Nhưng khi một người được chẩn đoán là tiền tiểu đường thì chưa thể khẳng định họ sẽ mắc bệnh tiểu đường. Vậy tại sao tiền tiểu đường không phải lúc nào cũng dẫn đến bệnh tiểu đường? Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân và giúp các bạn phòng tránh bệnh tiểu đường ngay khi có dấu hiệu bệnh.
Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, trong số những người mắc bệnh tiền tiểu đường, hơn 80% không biết mình mắc bệnh. Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường tương tự nhau, với tác nhân chính là insulin. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, hoạt động giống như chìa khóa dẫn đường cho lượng đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, các tế bào trong cơ thể bạn sẽ không phản ứng theo cách bình thường với insulin. Tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn để cố gắng khiến các tế bào xảy ra phản ứng với insulin. Tuy nhiên, do chỉ một phần insulin phản ứng với lượng đường, lượng đường còn lại vẫn còn quá lớn. Cuối cùng, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và lượng đường trong máu của bạn tăng lên, gây ra bệnh tiền tiểu đường.
Nguy cơ gây bệnh tiền tiểu đường cũng tương tự bệnh tiểu đường, bao gồm các nguy cơ chính sau:
Tuy nhiên, bạn có thể bị tiền tiểu đường trong nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng nên thường không được phát hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện một cách rõ ràng. Do vậy, bạn thường chủ quan và bỏ qua các nguy cơ gây bệnh.
Như đã nói ở trên, tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2. Tức là, khi bệnh nhân có những thay đổi tích cực trong lối sống, chẳng hạn như thường xuyên vận động, giảm cân, duy trì huyết áp ở mức thấp, thì sẽ ít khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy những người lớn tuổi có lượng đường trong máu tăng nhẹ, đôi khi được gọi là “tiền tiểu đường”, thường không phát triển bệnh tiểu đường. Có tới 64% người tham gia mắc bệnh tiền tiểu đường không phát triển thành tiểu đường.
Khi lượng insulin ở bệnh tiền tiểu đường vẫn có thể phản ứng với một phần đường trong máu, nếu bệnh nhân thay đổi lối sống, lượng insulin sẽ giảm bớt khối lượng đường cần phản ứng. Theo đó, khi lượng đường được giảm đến mức cân bằng với lượng insulin, lượng đường trong máu sẽ quay trở lại mức bình thường. Khi đó, bệnh nhân sẽ không mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể phòng tránh việc bệnh tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường bằng các cách đơn giản sau:
Như vậy, nếu bạn được chẩn đoán tiền tiểu đường, điều đó không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị tiểu đường. Bạn vẫn có cơ hội đảo ngược tình thế và đưa bạn trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường bằng cách tuân theo lối sống và chế độ ăn lành mạnh. Sức khỏe là của bạn, vì vậy, hãy giữ sức khỏe ngay từ khi bạn vẫn còn đang khỏe mạnh bình thường để giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.