Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mật ong có tính kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả, vì thế bạn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Dưới đây là các phương pháp chữa nhiệt miệng bằng mật ong mà bạn nên tham khảo.
Nhiệt miệng khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Để giảm bớt cảm giác đau đớn do tình trạng này gây ra, các bạn có thể thử các cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong vô cùng đơn giản và hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!
Mật ong được gọi là thần dược từ thiên nhiên, do trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp điều trị bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tác dụng của mật ong trong việc chữa nhiệt miệng cụ thể:
Mật ong chứa Hydroperoxide có tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống nấm hiệu quả. Mật ong giúp loại bỏ các tác nhân gây hại trong khoang miệng. Từ đó, giúp kiểm soát tình trạng nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, không để các vết loét lan rộng và xuất hiện các vết loét mới.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học đã cho thấy, mật ong hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết thương lên đến 97%. Do đó, mật ong giúp hỗ trợ làm lành các vết loét nhiệt miệng nhanh chóng.
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong này khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tăm bông nhúng vào mật ong rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Bạn nên dùng lực tay nhẹ để không gây tổn thương thêm cho các vết loét nhiệt miệng, chú ý thoa nhiều lần để mật ong thấm sâu vào vết nhiệt.
Sau đó bạn chờ trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong 2 - 3 lần mỗi ngày để giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành.
Bạn có thể dùng tay để thoa trực tiếp nốt nhiệt miệng, nhưng phải nhờ là rửa tay sạch bằng các dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện.
Bạn cho một lượng vừa đủ mật ong vào miệng và ngậm trong khoảng 1 - 2 phút, rồi nuốt từ từ. Sau đó, bạn súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng. Với cách làm này bạn thực hiện 3 - 5 ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ được cải thiện và khỏi nhanh hơn.
Trong quất hay còn gọi là tắc rất giàu thành phần vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tính kháng khuẩn rất cao. Vì thế, khi mật ong và quất kết hợp sẽ giúp cho việc điều trị nhiệt miệng đạt hiệu quả cao hơn.
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong tắc rất đơn giản. Bạn cho 2 muỗng mật ong pha với một muỗng nước cốt quả quất. Sau đó, bạn ngậm hỗn hợp trên trong khoảng 3 - 5 phút rồi nuốt từ từ. Cuối cùng bạn súc miệng lại bằng nước ấm.
Mật ong kết hợp tinh bột nghệ có khả năng làm lành vết thương sẽ giúp cho hiệu quả chữa nhiệt miệng hiệu quả hơn. Bạn trộn hai nguyên liệu theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa hỗn hợp lên vết nhiệt.
Bạn thoa đều nhẹ tay trong khoảng 2 - 3 phút. Tiếp đó, bạn súc miệng lại bằng nước ấm. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong này nên thực hiện mỗi ngày từ 2 - 3 lần để tăng hiệu quả giúp làm lành các vết lở loét do nhiệt miệng tốt hơn.
Bạn cũng có thể kết hợp mật ong và rau ngót để điều trị nhiệt miệng, bạn thực hiện như sau:
Bạn có thể dùng mật ong pha với nước trái cây để giúp các vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. Cách làm này còn giúp giải nhiệt và bổ sung vitamin C và nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.
Bạn có thể chuẩn bị các loại nước hoa quả như cam, bưởi, cà rốt,… pha chung với 1 - 2 muỗng mật ong tùy vào khẩu vị và uống trực tiếp. Việc áp dụng cách chữa nhiệt miệng này vừa đơn giản lại giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng.
Trên đây là những cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong khá đơn giản mà các bạn có thể áp dụng ngày tại nhà. Bên cạnh đó, để giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng lành bạn nên chú ý trong việc vệ sinh răng miệng đánh răng, súc nước muối thường xuyên cũng như có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hạn chế các đồ ăn cay nóng, bổ sung rau quả và trái cây tươi.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.