Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Gout là căn bệnh về xương khớp gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đây là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Cần dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Gout để xác định được nguy cơ mắc bệnh.
Nhiều người khi đi kiểm tra sức khỏe phát hiện thấy Acid uric trong máu của mình cao hơn bình thường và băn khoăn liệu mình có bị Gout không trong khi không biểu hiện triệu chứng gì? Vì vậy cần dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Gout để xác định bệnh.
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến acid uric trong máu. Biểu hiện lâm sàng của các triệu chứng nóng đỏ, đột ngột sưng đau nghiêm trọng trong một khớp, thường không đối xứng.
Theo bệnh lý thì tiêu chuẩn chẩn đoán gout là viêm khớp mạn tính do sự tích tụ tinh thể uric trong các mô và khớp của cơ thể. Nếu không được xác định và không điều trị, bệnh sẽ dẫn đến sự phá hủy khớp, tàn tật của bệnh nhân. Để chẩn đoán bệnh, trước đây người ta cho rằng tăng nồng độ uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh, và cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán. Tuy nhiên, y học hiện đại có một sự hiểu biết mới về chẩn đoán bệnh gout. Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán gout để xác định sớm căn bệnh này.
Bị đánh thức đột ngột lúc nửa đêm bởi cơn đau dữ dội ở một bên chân (ngón chân cái, mu bàn chân,…)
Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.
Vùng da ở các khớp tại chân và tay bị bong tróc, thậm chí lở loét, nổi các hạt màu trắng đục dưới da.
Càng đặc biệt lưu ý đến biểu hiện của gout hơn khi bạn là nam giới ngoài 30 tuổi, thường xuyên ăn nhậu, mắc một số bệnh khác về rối loạn chuyển hoá (béo phì, tiểu đường, bệnh thận…) hay trong gia đình có người mắc bệnh gout.
Cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 – 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít khi xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng.
Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh gout ở giai đoạn nặng hay nhẹ.
Muốn có những chẩn đoán bệnh gout cận lâm sàng, người bệnh cần trải qua những xét nghiệm đơn giản như: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp và x quang khớp để bác sĩ xem kết quả trước khi điều trị.
Khi bệnh nhân có những kết quả sau đây thì thường được bác sĩ chẩn đoán bệnh gout:
Tiêu chuẩn Bennet và Wood năm 1968
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán gout được áp dụng nhiều nhất ở nước ta do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện chưa trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để xét nghiệm.
Chẩn đoán bệnh gout phải có tối thiểu 1 trong 2 yếu tố sau đây:
Với tiêu chuẩn chẩn đoán gout này, độ nhạy lên đến 70% và độ đặc hiệu có kết quả 82,7%.
Tiêu chuẩn ILAR và Omeract năm 2000
Các bác sĩ cũng có thể dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout này để xác định tình trạng của bệnh nhân.
Khi có một trong những biểu hiện sau, bệnh nhân cần được điều trị ngay trước khi bệnh trở nặng.
Tiêu chuẩn Mexico - 2010
Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout theo tiêu chuẩn của Mexico gồm những yếu tố sau:
Mẫn Mẫn
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.