Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gout là căn bệnh gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Biểu hiện của bệnh gout như thế nào cũng khiến cho nhiều người quan tâm. Việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh qua các biểu hiện, sẽ giúp điều trị bệnh gout sớm, đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.
Để biết biểu hiện của bệnh gout là gì, cùng tìm hiểu chung về bệnh gout nhé!
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Cần quan sát biểu hiện của bệnh gout để có thể sớm điều trị.
Nguyên nhân của bệnh gout là do trục trặc về gen, hiện nay, khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gout. Đối tượng thường gặp là ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do các gen bị trục trặc thường có ở nam.
Ở bệnh gout, do sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến việc acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc do sự lọc thải bằng đường tiểu không kịp gây ứ đọng. Khi acid uric trong máu tăng lên, chúng kết hợp và tạo nên những khối trong suốt được gọi là tinh thể urat và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm, đau khớp.
Tuy nhiên, hội chứng acid uric tăng cao và bệnh gout mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng lại là hai vấn đề cần phân biệt. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể. Những người có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản hoặc các phủ tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu sẽ không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.
Mặt khác, bệnh gout thường gặp ở người bệnh có tiền sử bệnh khác như: béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa và sử dụng của một số thuốc. Ngoài ra, acid uric còn có thể lắng đọng tại các cơ quan khác như: thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophi. Các biểu hiện của bệnh gout thường bị nhiều người bỏ qua, khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Biểu hiện của bệnh gout đầu tiên là cảm giác đau đớn và sưng tấy tại các vị trí khớp. Những khối tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương chính là nguyên nhân dẫn đến sự viêm, sưng tấy cũng như đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho khớp sưng lên, ngoài ra, sự gia tăng acid uric trong máu sẽ lắng đọng urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận.
Có hai loại bệnh gout - đó là cấp tính và mạn tính:
Biểu hiện của bệnh gout cấp tính, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội, rát bỏng. Các triệu chứng này thường xuất hiện vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu.
Tại các khớp bị đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau). Đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gout là các khớp đau thường hay gặp là khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Đối với gout cấp tính, acid uric trong máu thường tăng cao.
Đối với người mắc gout mạn tính, biểu hiện của bệnh gout sẽ thường bị đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi, chính vì vậy mà người cao tuổi khi mắc bệnh gout rất dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp vì triệu chứng khá giống nhau.
Cần khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được sử dụng thuốc chống viêm không steroid và/hoặc phối hợp với colchicin, thuốc giảm đau nếu cần. Không nên lựa chọn đầu tiên thuốc chống viêm corticoid như prednisolon, dexamethason, chỉ được sử dụng thuốc này khi bác sĩ chuyên khoa thấy thật cần thiết.
Tránh thức ăn giàu purine: Phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày), các loại thịt đỏ (thịt chó, bò, dê, bê), hải sản (tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, sô-cô-la.
Ăn vừa phải thức ăn có chứa ít purine (thịt lợn, thịt gà, ngan, vịt, cá).
Uống nhiều nước hàng ngày, tốt nhất dùng nước khoáng có kiềm (2-3 lít/ngày).
Ăn nhiều rau xanh, củ, quả.
Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, pho-mat trắng không lên men.
Ngoài chế độ ăn kiêng cần duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất.
Loại bỏ yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu, bia.
Chế độ ăn còn giúp con người phòng ngừa bệnh gout từ ban đầu.
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc này sau 1-2 tuần khởi phát cơn gout cấp để tránh làm nặng cơn gout cấp.
Mục tiêu điều trị là kiểm soát acid uric máu dưới 360 µmol/L (60 mg/L) với gout chưa có hạt tophi và dưới 320 µmol/L (50 mg/L) khi gout có hạt tophi.
Thuốc: Allopurinol, febuxostat hay probenecid, lưu ý tác dụng phụ gây dị ứng của thuốc.
Việc chỉ định phẫu thuật cắt hạt tophi trong gout mạn tính rất hạn chế vì lý do khó liền vết thương bởi sự lắng đọng tinh thể urate là liên tục. Do đó, phẫu thuật hạt tophi khi hạt tophi có biến chứng nhiễm trùng hoặc hạt quá to ảnh hưởng đến chức năng vận động và biến dạng khớp, hạt tophi làm đau đớn nhiều.
Mẫn Mẫn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.