Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tim đập nhanh khó thở khi nằm có phải là dấu hiệu của bệnh lý về tim, phổi, rối loạn thần kinh hay đơn giản là do căng thẳng quá mức? Muốn hiểu rõ về tình trạng này bạn hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!
Nằm xuống khó thở tim đập nhanh được mô tả có cảm giác tim đập liên hồi, mạnh, tức ngực. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nằm hoặc xuất hiện rõ hơn vào buổi tối. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể tự chữa khỏi được không?
Một số thực phẩm, đồ uống khiến tim đập nhanh khi nằm xuống như: Đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước tăng lực. Chất nicotin trong thuốc lá cũng là chất kích thích khiến tim bạn đập nhanh. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoặc tiêu thụ nhiều các loại thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, quá cay hoặc chua, nhiều muối đều kích thích dạ dày tiết nhiều axit, khiến tim đập nhanh.
Nội tiết tố là một phần quan trọng của cơ thể, khi chúng thay đổi cũng khiến tim đập bất thường. Mang thai cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng tim đập nhanh, khó thở khi nằm, đồng thời tim phải đập nhanh hơn để có đủ dưỡng chất cung cấp cho mẹ và con. Sự thay đổi nội tiết tố hoặc thiếu hụt estrogen khi đến tuổi mãn kinh cũng khiến tim đập nhanh kèm theo các dấu hiệu như bốc hoả, tâm trạng thất thường, mệt mỏi,...
Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sinh ra các gốc tự do. Các gốc tự do này làm tổn thương thành mạch, một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim và não, rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ khiến tim đập nhanh. Đặc biệt khi nằm xuống nghỉ ngơi rất dễ suy nghĩ về những điều đang gây lo lắng nên tim đập nhanh kèm theo khó thở.
Cơ thể chúng ta cấu tạo 70% là nước nên mỗi khi mất nước thì hậu quả đó chính là triệu chứng tim đập nhanh, khó thở cụ thể như: Không uống đủ nước cơ thể cần, uống quá nhiều cà phê hoặc rượu mạnh khiến tim đập nhanh hơn. Tập thể thao cường độ cao, ra nhiều mồ hôi nhưng không bổ sung đầy đủ nước khiến cơ thể mất điện giải như kali, magie.
Huyết áp được hiểu là áp lực tạo ra trong quá trình bơm máu từ tim đến thành động mạch. Khi đo huyết áp, bệnh nhân nhận được hai thông số là huyết áp tâm trương (hiển thị ở số dưới) và huyết áp tâm thu (hiển thị ở số trên). Huyết áp thấp nói riêng là một trong những bệnh lý về tim mạch, bạn sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp nếu 2 chỉ số trên dưới 90/60mmHg dẫn đến tim đập nhanh.
Bệnh động mạch vành xảy ra khi lưu lượng máu qua các động mạch trở nên khó khăn hơn. Kết quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hầu hết các bệnh tim là do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, làm gián đoạn máu đến tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.
Các cục máu đông trong máu ngăn chặn lưu thông máu khiến cơ tim không đủ máu và oxi gây khó thở, tức ngực, tim đập nhanh
Thiếu lượng đồng trong máu
Đồng là một vi chất dinh dưỡng liên quan đến việc duy trì chức năng bình thường của nhiều enzyme, vận chuyển sắt, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu đồng đôi khi có thể xảy ra ở những người bị xơ hóa hệ thống, kém hấp thu và bệnh celiac. Không chỉ vậy, vấn đề này còn khiến tim đập nhanh hơn bất thường khi nằm.
Cách khắc phục nằm xuống khó thở, tim đập nhanh
Sử dụng thuốc giảm nhịp tim
Thuốc giảm nhịp tim thường được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim đến ngưỡng an toàn. Hầu hết các loại thuốc chống loạn nhịp tim đều có ở dạng viên nén và được sử dụng trong thời gian dài. Tuỳ vào một số trường hợp khẩn cấp thuốc được tiêm vào tĩnh mạch. Mặc dù thuốc có thể làm chậm nhịp tim, nhưng chúng cũng có thể làm giảm nhịp tim quá mức hoặc gây rối loạn nhịp tim thường xuyên hơn. Do đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.
Sử dụng thuốc giảm nhịp tim theo đúng chỉ định của bác sĩ
Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, tim đập nhanh gặp ở nhiều người trẻ làm việc hiện nay. Các bác sĩ khuyên những người gặp phải hiện tượng này nên thư giãn tinh thần bằng một số cách như tập yoga nhẹ nhàng, mát xa đúng cách cũng giúp giải phóng oxytocin, serotonin và endorphin trong cơ thể, giảm căng thẳng và tạo cảm giác sảng khoái.
Luyện tập thể thao phù hợp
Tập thể dục thể thao giúp bạn bảo vệ tim mạch hiệu quả về lâu dài. Các môn mà các chuyên gia thường khuyên bạn nên tập là bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… Nhưng để giúp nhịp tim bạn ổn định, đảm bảo lưu thông máu bạn cần vận động hợp lý, đúng cách. Bên cạnh đó luyện tập thể thao tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp chống lại các bệnh tim mạch nói riêng và các bệnh lý nói chung khác.
Khám sức khỏe định kỳ
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất là bạn chỉ đi khám bệnh khi có bệnh. Bệnh tật có thể âm thầm hình thành và phát triển, nếu bạn không đi khám trước, đợi đến khi các triệu chứng xuất hiện thì đã quá muộn, đặc biệt là với bệnh tim.
Chính vì thế bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, điều này giúp bạn kiểm soát được sức khỏe hiện tại của mình và kịp thời phát hiện các bệnh nguy hiểm để điều trị. Chữa bệnh sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Đừng quên đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá sức khỏe tim mạch nói chung và các bệnh lý khác bạn nhé!
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến tim đập nhanh khó thở khi nằm. Để điều trị tình trạng này, các bác sĩ khuyên bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, áp dụng thực đơn khoa học và loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Nếu các triệu chứng này không được cải thiện hay có dấu hiệu nặng hơn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.