Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao thường xuyên bị tức ngực khó thở tim đập nhanh​

Ngày 25/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

​Tức ngực khó thở tim đập nhanh​ là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch hoặc hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ. Do đó cần chú ý dấu hiệu của bệnh, sự thay đổi của cơ thể để đi khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Khi bạn cảm thấy tức ngực tim đập nhanh khó thở, điều quan trọng lúc này là bạn cần phải nghỉ ngơi. Đồng thời, chú ý đến nhịp tim và tần suất đau tức ngực đột ngột hay thường xuyên. Từ đó để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh hay dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó.

​Tức ngực khó thở tim đập nhanh​ là do đâu?

Nhịp tim nhanh được xác định trên số nhịp tim hơn 100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh sẽ ngăn cản máu chảy về tim, làm giảm dần khả năng bơm máu của tim. Khó thởxảy ra khi cơ thể không thể cân bằng lượng oxi và cacbonic thải ra, khiến bạn cảm thấy khó thở, phải thở nhanh kể cả trong trạng thái bình thường. Tình trạng khó thở, tim đập nhanh có thể do các nguyên nhân sau:

Do các bệnh về tim

Dị tật tim bẩm sinh: Cấu trúc bất thường của tim thường do các vấn đề di truyền hoặc phát triển trong tử cung. Tim đập nhanh, khó thở là những triệu chứng thường gặp. Nếu dị tật tim bẩm sinh không nghiêm trọng, phẫu thuật  có thể giúp phục hồi một số chức năng tim và cải thiện triệu chứng. Nhưng với nhiều trẻ với tình trạng sức khỏe tim yếu, nguy cơ biến chứng và các triệu chứng như khó thở, đánh trống ngực sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tức ngực khó thở tim đập nhanh​ là do đâu và có nguy hiểm không? 1

Cấu trúc và chức năng tim bất thường từ khi mới sinh gây tình trạng tức ngực, khó thở khi lớn nếu không điều trị dứt điểm

Bệnh động mạch vành: Căn bệnh này khiến các động mạch dẫn máu đến các tế bào cơ tim bị thu hẹp và cứng lại, khiến tim không thể hoạt động tốt hơn. Chức năng tim suy giảm, nhưng phải bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể thúc đẩy tim đập nhanh hơn. Tình trạng tim đập nhanh lâu dần sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim. Bệnh nhân có thể có hoặc không có triệu chứng khó thở tùy thuộc động mạch vành có ảnh hưởng đến chức năng phổi hay không.

Suy tim sung huyết: Đây là tình trạng cơ tim bị tổn thương, giảm khả năng bơm máu và tích tụ chất lỏng trong tim và phổi. Điều này giải thích tại sao người bệnh cũng có triệu chứng khó thở, tức ngực và tim đập nhanh. 

Ngoài những bệnh lý tim mạch trên, khó thở và tim đập nhanh do rối loạn nhịp tim, hở van tim,... Cần xác định và điều trị chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này thì mới có thể trị dứt điểm.

Do bệnh lý về phổi

Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng phổi bị vi khuẩn, virus làm tổn thương, dẫn đến tích tụ dịch và mủ trong phổi. Việc tích tụ mủ, viêm nhiễm trong phổi khiến giảm chức năng hô hấp, khó thở, tim đập nhanh. Đây là những triệu chứng người bệnh sẽ mắc phải. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện: Ho, tức ngực, sốt, vã mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, cơ thể mệt mỏi,… Viêm phổi là một bệnh cấp tính mà cần phải điều trị kịp thời để ngăn chặn nguy hiểm đến tính mạng.

Hen suyễn: Hen suyễnthực chất là căn bệnh làm tăng phản ứng viêm của phế quản và làm hẹp đường thở. Chính vì vậy mà người bệnh có các triệu chứng như khó thở, kích thích tim co bóp nhiều nên nhịp tim tăng cao. 

Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch dẫn đến phổi, gây ra các triệu chứng điển hình như: Khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, choáng váng, sắc mặt tái nhợt do thiếu oxy, bàn chân bị sưng. 

Tức ngực khó thở tim đập nhanh​ là do đâu và có nguy hiểm không? 2

Hen suyễn làm hẹp đường thở dẫn đến ​tức ngực khó thở tim đập nhanh​

Triệu chứng ​tức ngực khó thở tim đập nhanh​ có nguy hiểm không?

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng tim đập nhanh, khó thở có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý tim mạch thì đây là những triệu chứng cho thấy bệnh ngày càng nặng. Những dấu hiệu này cũng cảnh báo nguy cơ ngừng tim, đông máu, thậm chí tử vong. Còn những nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý, tinh thần, tuy ít  nghiêm trọng nhưng đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra, hiện tượng này có thể trở thành phản xạ khiến tim đập nhanh bất cứ lúc nào gây nên chứng rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.

Cách ngăn ngừa và khắc phục tức ngực tim đập nhanh khó thở

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Nếu tim đập nhanh và khó thở chỉ xảy ra khi bạn vận động quá nhiều, lúc này bạn chỉ cần nghỉ ngơi là cải thiện tình trạng. Điều chỉnh thói quen hàng ngày và lối sống của bạn như nên đi ngủ sớm hơn, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, chế độ ăn uống lành mạnh đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, giảm hàm lượng muối trong thực phẩm. Bên cạnh đó, việc tập thể dục hàng ngày cũng có tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Tránh căng thẳng kéo dài

Nếu sự căng thẳng khiến bạn gặp các vấn đề về hô hấp, hãy tìm cách giảm tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng. Bạn cũng có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè. Hoặc sử dụng thuốc điều trị do bác sĩ kê toa, các liệu pháp tâm lý và học cách hít thở.

Tức ngực khó thở tim đập nhanh​ là do đâu và có nguy hiểm không? 3

Nghỉ ngơi hợp lý tránh tình trạng ​tức ngực khó thở tim đập nhanh​ do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Nếu tim đập nhanh, tức ngực và khó thở là dấu hiệu của bệnh tim hoặc phổi. Bạn sẽ cần dùng thuốc để làm chậm nhịp tim theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát nhịp tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần thêm các phương pháp điều trị khác như liệu pháp oxy, sử dụng máy thở hoặc điều trị tại bệnh viện.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây ra triệu chứng ​tức ngựckhó thở tim đập nhanh​. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là khám bệnh định kỳ, hoặc phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên và nghi ngờ liên quan đến bệnh lý nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải đáp chính xác nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm