Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mùa tựu trường là thời điểm bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát và lây lan mạnh nhất. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần chủ động tìm hiểu bệnh chân tay
Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em điều đầu tiên bạn cần nắm đó là triệu chứng của bệnh. Cụ thể trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, biếng ăn và chảy nước miếng… Đối với các bé còn bú thì sẽ quấy khóc, bỏ bú và nếu quan sát miệng bé thì sẽ phát hiện các vết loét. Sau các dấu hiệu khởi phát trẻ sẽ có các biểu hiện như phát ban, nổi bọng nước ở các vùng da, đặc biệt là khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối… Ngoài những biểu hiện trên một số trẻ khác còn có các biểu hiện như sốt cao trên 39 độ C, kết hợp nôn ói, run…
Biến chứng của bệnh tay chân miệng cũng rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện hiện và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Khi phát hiện trẻ bị chân tay miệng điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là bình tĩnh và đưa trẻ đi khám ngay, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà không có sự chỉ định của các bác sĩ. Nếu trẻ được các bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà bạn nên chú ý thực hiện đúng các lời khuyên trong việc sử dụng thuốc cũng như chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước mát và nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm cứng và cay nóng, bởi nó có thể gây cảm giác đau rát cho trẻ ở vùng miệng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý vệ sinh cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm. Các đồ dùng của cá nhân của trẻ như chén, muỗng, đồ chơi… cần được vệ sinh sạch sẽ và tốt nhất nên cho trẻ dùng riêng.
Ngoài việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ, cách chăm sóc và xử lý bạn cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng bằng việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chân tay cho bé hằng ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Duy trì môi trường sống trong lành, vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, đồ chơi… cũng là một trong những cách phòng chống bệnh tay chân miệng đơn giản và hiệu quả mà các bạn nên áp dụng.
Nhìn chung, tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em là điều rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh hiện nay, sẽ giúp các bạn phòng ngừa và chăm sóc bé tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.