Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì?

Ngày 11/09/2019
Kích thước chữ

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì là thắc mắc của nhiều người. Đây là thiết bị y tế rất hữu ích, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp tới ẩm thực, nhưng phổ biến nhất để đo nhiệt độ cơ thể chúng ta.

Chúng ta cùng tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì và nên làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ nhé!

1. Nhiệt kế thủy ngân là gì và cấu tạo ra sao?

Nhiệt kế thủy ngân từ lâu được sử dụng trong cuộc sống để thực hiện các nhiệm vụ đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ nước, không khí, các dung dịch… Tuy nhiên, sự hiểu biết về nhiệt kế thủy ngân của người tiêu dùng chưa đầy đủ có lẽ sẽ khiến việc sử dụng nhiệt kế thủy ngân không những không đạt được mục đích mà còn không an toàn.

Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì?Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ nước, không khí và các dung dịch

Cấu tạo

Nhiệt kế thủy ngân cấu tạo gồm 3 phần là:

  • Phần cảm nhận nhiệt độ: Là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng nhận nhiệt từ môi trường cần đo, và dưới tác động của nguyên lý giãn nở của vật chất (cụ thể ở đây là thủy ngân), tùy mức nhiệt độ mà sự giãn nở của thủy ngân khác nhau, theo đó đo được nhiệt độ môi trường                                                                                                                                                      
  • Ống mao dẫn: là cột dẫn thủy ngân giãn nở khi tiếp xúc với môi trường từ đó đo được nhiệt độ của môi trường
  • Phần hiển thị kết quả là các vạch số, dựa theo nguyên tắc giãn nở của thủy ngân mà từng độ cao của ống mao dẫn người ta vạch ra những mức nhiệt độ tương ứng.

2. Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì?

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì thì chúng được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, với việc sử dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau:

Trong y học:

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì là được sử dụng để đo thân nhiệt của người bệnh, để từ đó, các bác sĩ có thể nắm bắt tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương thức chữa bệnh chính xác, nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế chính xác nhất trong tất cả các dòng nhiệt kế, và được cho là chuẩn đo nhiệt độ trong y học.

Trong công nghiệp:

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì? Nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất như kiểm soát nhiệt độ lò hơi, chất lỏng, khí… để quá trình sản xuất được diễn ra chính xác hơn.

Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì? 2Nhiệt kế thủy ngân trong công nghiệp dùng để đo nhiệt độ khí lỏng, lò hơi...

Trong ẩm thực:

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì thì nó cũng được sử dụng trong việc kiểm soát nhiệt độ nấu ăn để các đồ ăn có độ thơm ngon nhất có thể. Hoặc nhiệt kế thủy ngân với chất dãn nở là rượu cũng được dùng để đo độ rượu…

Nhìn chung, ứng dụng trong thực tế của nhiệt kế thủy ngân rất đa dạng và được nhiều người ưa thích sử dụng vì độ chính xác khi đo nhiệt độ của mình.

3. Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra không khí

Như vậy, sau khi biết được nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì chúng ta cũng cần biết sự nguy hiểm của thủy ngân trong nhiệt kế như thế nào với sức khỏe chúng ta nếu bị vỡ và phát tán trong không khí.

Tuy chúng hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nhưng thủy ngân rất độc khi trẻ hít trực tiếp. Trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán ra không khí và được hít vào phổi.

Khi xâm nhập vào phổi, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách , hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột.

Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì? 3Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có thể gây nguy hại tới sức khỏe người dùng, thậm chí là nguy hiểm tính mạng

Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân

Khi ngộ độc thủy ngân, người bệnh sẽ có cảm giác mùi kim loại trong miệng. Sau đó cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lợm giọng, đau mỏi toàn thân và lạnh bụng.

Do hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp nên có các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái. Ở khoang miệng, lợi răng sưng đỏ, niêm mạc vỡ và xuất huyết.

Hơi thủy ngân xâm nhập qua da gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Một số bệnh nhân bị mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tâm trạng thất thường.

4. Cách Xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Một trong những nguy cơ tiềm ẩn và nguy hiểm nhất khiến nhiệt kế thủy ngân không được nhiều người sử dụng là nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ, và khi hít phải hơi thủy ngân thì sẽ gây nhiễm độc cho cơ thể,…

Vậy phải làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ? Dưới đây là các lưu ý khi xử trí nhiệt kế thủy ngân bị vỡ:

  • Đóng tất cả các cửa, tránh hoàn toàn các gió lùa để thủy ngân không bị hòa tan trong không khí
  • Dùng đèn chiếu sáng, chiếu nơi thủy ngân bị vỡ ra, để nhìn rõ tất các các hạt thủy ngân dù là bé nhất
  • Đeo găng tay, và khẩu trang cẩn thận, dùng chổi lông mềm quét và thu hết các hạt thủy ngân vào hộp có nắp đóng. Bạn có thể sử dụng giấy báo và tẩm ướt để thu gom các hạt thủy ngân
  • Sau 1 – 2 tiếng thu gom, bạn cần phải dùng xà phòng các chất tẩy rửa để vệ sinh sạch sẽ nơi hiện trường thủy ngân bị vỡ.
  • Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70 – 80 độ. Sau đó, bạn hãy ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao với nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

Như vậy, chúng ta không chỉ cần biết nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì mà cũng phải biết được sự nguy hiểm và cách xử lý khi thủy ngân bị vỡ. Để từ đó, hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Tốt nhất, sau khi sử dụng nhiệt kế xong nên cất giữ nhiệt kế ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ, không cho trẻ ngậm nhiệt kế. Nếu có điều kiện nên chuyển sang sử dụng nhiệt kế điện tử vì cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin