Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt độ bình thường của trẻ 3 tuổi là bao nhiêu? Cách đo thân nhiệt cho trẻ như thế nào? Làm thế nào để nhận biết trẻ đang bị sốt? Nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn nhé!
Thân nhiệt của trẻ có thể giúp nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện nên sẽ khiến bố mẹ gặp khó khăn trong việc xác định và nhận biết các biểu hiện bất thường về sức khỏe của con. Vậy nhiệt độ bình thường của trẻ 3 tuổi là bao nhiêu? Làm thế nào để kiểm tra thân nhiệt của trẻ? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trong thực tế, nhiệt độ cơ thể ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn khoảng 0.5°C - 1°C so với người trưởng thành. Điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ 3 tuổi sẽ nằm trong khoảng từ 36.5°C - 37.5°C. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 37.5°C, đó có thể là dấu hiệu trẻ bắt đầu bị sốt và mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn khi thân nhiệt tăng lên càng cao.
Thông thường, mức nhiệt độ sẽ khác nhau tùy vào từng vị trí trên cơ thể. Khi đo thân nhiệt cho trẻ, nếu kết quả nhận được như dưới đây thì được cho là mức nhiệt bình thường của trẻ 3 tuổi:
Để theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của trẻ nhỏ, bố mẹ cần nắm được cách đo chính xác. Trong thực tế, nhiệt độ có thể thay đổi tùy theo vị trí trên cơ thể. Trong đó, nhiệt độ ở khoang miệng thường thấp hơn khoảng 0.3°C - 0.5°C so với hậu môn. Nhiệt độ ở nách và cổ sẽ thấp hơn ở khoang miệng khoảng 0.3°C - 0.5°C. Như vậy có thể thấy, nhiệt độ đo tại hậu môn của trẻ sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng kẹp nhiệt kế tại trực tràng, nách hoặc sau mép tai để kiểm tra nhiệt độ của con. Để đảm bảo tính chính xác và an toàn, nên sử dụng nhiệt kế điện tử vì nhiệt kế thủy ngân có thể gây độc cho con nếu chẳng may bị vỡ.
Tuy trực tràng là vị trí đo nhiệt độ chuẩn xác nhất nhưng dễ gây khó chịu cho trẻ. Do vậy, bố mẹ chỉ nên thực hiện khi bé cảm thấy thoải mái. Cách thực hiện như sau:
Để đo thân nhiệt cho trẻ tại nách, bố mẹ có thể áp dụng theo cách thực hiện dưới đây:
Ngoài việc sử dụng nhiệt kế, bố mẹ có thể kiểm tra nhanh bằng cách sờ vào bàn tay, chân, vùng trán, cổ,... Khi trẻ bị nóng, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn, môi bé cũng trở nên khô và mặt đỏ hơn bình thường. Đây là cách đơn giản để nhận biết những biểu hiện bất thường về thân nhiệt của bé.
Sốt là tình trạng xảy ra khi thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường (37°C - 37.5°C). Ở trẻ em 3 tuổi, trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 37.5°C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiệt độ sẽ có sự khác biệt khi đo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể (ví dụ như nhiệt độ đo ở miệng hoặc trực tràng trên 38°C và nhiệt độ đo ở nách hoặc trán trên 37.5°C thì được xác định là sốt). Nguyên nhân gây ra sốt có thể do bị nhiễm virus (cảm cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết,...), do mặc quần áo quá nhiều hoặc sau khi tiêm chủng.
Phụ huynh cần phân biệt các mức độ sốt để có cách xử lý phù hợp và chăm sóc đúng cách. Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các mức độ sốt mà bố mẹ cần chú ý như sau:
Sau khi đo nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng các phương pháp nêu trên, bố mẹ cần có biện pháp xử lý phù hợp tùy theo từng tình trạng cụ thể. Một số hướng dẫn dưới đây có thể giúp ích cho bố mẹ như:
Trong trường hợp nếu trẻ xuất hiện kèm các biểu hiện triệu chứng như co giật, mất nước (da khô, mặt đỏ bừng, mắt trũng, phát ban, khóc không có nước mắt,...), nôn nhiều, đau đầu, cứng họng bất thường, khó nuốt thức ăn, sốt cao li bì không hạ, người mệt lả khó đánh thức,... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung, nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ thường sẽ có sự khác biệt so với người lớn. Khi nhiệt độ bình thường của trẻ 3 tuổi có sự thay đổi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Do vậy, bố mẹ cần phải nắm được cách kiểm tra cũng như cách chăm sóc và xử lý khi thấy có biểu hiện bất thường.
Xem thêm: